Năm 1940, trước việc Đức sử dụng thành côngxe tăng panzertrong Thế chiến 2, lục quân Mỹ quyết định khởi động một chương trình khẩn cấp chế tạo xe tăng.
Xe tăng Sherman ở Bắc Phi năm 1943. Ảnh: Military History. |
Mỹ đã lựa chọn xây dựng riêng một cơ sở chuyên sản xuất xe tăng ở ngoại ô Detroit – trung tâm của công nghiệp ô tô Mỹ.
Nhà máy mới này đã sử dụng các kỹ thuật sản xuất đại trà dùng trong sản xuất ô tô. Vào năm 1942, nhà máy đã cho ra lò 750 xe tăng/tháng bằng dây chuyền lắp ráp hàng loạt.
Chiếc đầu tiên là xe tăng hạng nhẹ M2 – xe này sau đó được nâng cấp thành xe tăng hạng trung M3.
Sau đó việc sản xuất tập trung vào loại xe Sherman M4, có một tháp pháo xoay được 360 độ một cách dễ dàng.
Xe tăng có lớp giáp 60mm nằm nghiêng ở mặt trước.
Động cơ của xe được tiêu chuẩn hóa, sử dụng động cơ xăng cylinder V-8 Ford, giúp cỗ xe 32 tấn này có tốc độ tối đa là gần 42km/h.
Vũ khí chủ lực là khẩu pháo 75mm.
Xe tăng chủ lực của quân Đồng minh
Chiếc xe tăng Sherman đầu tiên tới Bắc Phi kịp để tham dự trận El Alamein vào tháng 10/1942. Chiếc xe tăng này nhanh chóng làm cho các xe tăng khác của phe Đồng minh trở nên lỗi thời.
Xe tăng Sherman đã tham gia vào mọi chiến dịch châu Âu kể từ thời điểm đó.
Quân đội các nước như Mỹ, Anh, Pháp, và Ba Lan cũng như Australia và Trung Hoa đều sử dụng xe tăng Sherman.
Có tới 48.000 chiếc xe tăng Sherman đã được chế tạo, nhiều gấp đối số lượng xe tăng Đức được sản xuất trong Thế chiến 2.
Xe Sherman có kíp chiến đấu 5 người. Chỉ huy ngồi ở phần sau của tháp pháo và sẽ mở nắp pháo để quan sát phía bên ngoài khi xe tăng không bị bắn.
Pháo thủ ngồi bên dưới và phía trước chỉ huy và sử dụng kính tiềm vọng. Người nạp đạn ngồi bên trái pháo thủ và kiêm vai trò điện đài viên. Lái xe ngồi ở góc bên trái của xe tăng, còn trợ lý của lái xe ngồi ở góc bên phải và phụ trách một khẩu súng máy đặt ở phía trước xe tăng.
Mỗi xe tăng đều có một điện đài liên lạc với phía ngoài và một hệ thống liên lạc âm thanh nội bộ.
Việc chỉnh hướng dựa vào các cần điều chỉnh phanh ở cả hai bên xe tăng.
Các thành viên trong kíp xe tăng Sherman có mối quan hệ gần gũi, họ thường ở trong xe hàng tuần và ngủ bên xe hoặc dưới gầm xe.
Chiến thuật của đại đội xe tăng Panzer Đức Quốc xã
Tuy có vẻ ngoài ấn tượng, xe tăng Sherman tỏ ra yếu đuối trước một phát đạn pháo tốc độ cao bắn trúng và xuyên thủng lớp giáp. Khi ấy, viên đạn pháo có thể nổ hoặc nẩy bên trong khung sắt của xe và làm tan nát xương thịt các kíp viên của xe.
Trong trường hợp đạn pháo bắn trúng thùng đạn hoặc nhiên liệu, cả chiếc xe Sherman sẽ lập tức biến thành một ngọn lửa./.