Hãng Lockheed Martin đang phát triển bệ phóng mới dành cho tên lửa chống hạm tầm xa dùng để đeo bám (theo chế độ bán độc lập) các mục tiêu ở cự ly xa từ các máy bay và tàu mặt nước.

lrasm_zpgu.jpg
Thiết bị mô phỏng LRASM. Ảnh: National Interest.

Vũ khí mới này có tên gọi là LRASM và là kết quả hợp tác giữ hãng Lockheed, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ và Cơ quan Nghiên cứu Dự án Phòng thủ Cấp cao (DARPA).

Vũ khí LRASM dài 4,2m và nặng hơn 1,1 tấn.

Thông cáo của hải quân Mỹ cho biết, kế hoạch hiện nay là làm cho vũ khí này hoạt động được trên oanh tạc cơ B-1B của không quân Mỹ vào năm 2018 và trên máy bay F-18 của hải quân Mỹ vào năm 2019.

Với tầm tác chiến ít nhất là 200 hải lý, LRASM được thiết kế để sử dụng công nghệ dẫn đường thế hệ mới trong bám đuổi các mục tiêu như là chiến hạm đối phương, tàu ngầm lặn nông, phi cơ không người lái, máy bay và các mục tiêu trên bộ.

Một thông cáo của hải quân có đoạn: “Mục tiêu là giúp tên lửa có khả năng đánh trúng các mục tiêu có giá trị cao từ rất xa mà không lo sợ bị phản pháo. Chương trình này sẽ sử dụng khả năng dẫn đường độc lập để tìm mục tiêu, giảm sự phụ thuộc vào kết nối mạng, hệ thống định vị GPS và các công cụ khác bị tác động bởi các vũ khí điện tử”.

LRASM được thiết kế để nâng năng lực ngắm bắn mục tiêu bán độc lập lên một mức độ chưa từng có.

Mục tiêu của chương trình là tạo ra một vũ khí công nghệ cao có khả năng đánh trúng tàu chiến, tàu ngầm và các mục tiêu di động với độ chính xác cao.

LRASM có một cảm ứng đa chế độ và một hệ thống định vị số toàn cầu chống nhiễu nhằm phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu.

Hải quân Mỹ cố gắng nâng đáng kể mức độ chính xác nhằm răn đe hoặc đạt hiệu quả trong việc đối phó các đối phương công nghệ cao./.