Mẫu thử nghiệm RAH-66 Comanche lần đầu tiên cất cánh vào ngày 04/01/1996, mẫu thử nghiệm thứ 2 cất cánh lần đầu vào 30/03/1999. (Ảnh: tumblr) |
RAH-66 Comanche có thiết kế khí động học rất ưu việt nhằm làm giảm tối đa diện tích phản hồi radar. (Ảnh: deviantart) |
Các tính toán cho thấy diện tích phản hồi radar của RAH-66 Comanche nhỏ hơn 360 lần so với trực thăng tấn công AH-64D Apache. (Ảnh: flugzeuginfo) |
Rotor đuôi của RAH-66 Comanche được thiết kế liền với thân nằm trong một khung hình tròn phía trên có các cánh ổn định. (Ảnh: deviantart) |
RAH-66 được trang bị hệ thống điện tử phức tạp cho phép trực thăng hoạt động bất kể ngày đêm ngay cả trong những điều kiện thời tiết xấu. (Ảnh: moddb) |
RAH-66 Comanche được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện bao gồm: máy thu cảnh báo laser AN/AVR-2A (V), hệ thống gây nhiễu vô tuyến ITT AN/ALQ-211 SIRCM cùng các thiết bị gây nhiễu hồng ngoại khác. (Ảnh: defencetalk) |
RAH-66 Comanche được vũ trang một pháo XM301 20mm bố trí dưới mũi, 2 khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, hoặc 12 tên lửa phòng không tầm thấp AIM-92 Stinger. (Ảnh: defencetalk) |
Ngoài ra, RAH-66 Comanche còn có thể mang thêm 4 tên lửa AGM-114 hoặc 8 tên lửa AIM-92 ở 2 cánh phụ hai bên hông. (Ảnh: airliners) |
RAH-66 Comanche được trang bị 2 động cơ tuboshaft T-800-LHT-801 với công suất 1.432 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 324km/h. (Ảnh: army-uk) |
Đặc biệt, RAH-66 Comanche có phạm vi hoạt động tới 2.200km, phạm vi hoạt động này tương đương với một chiếc tiêm kích. (Ảnh: defencetalk) |
Những đặc tính kỹ chiến thuật của RAH-66 Comanche khiến nó xứng đáng là trực thăng trinh sát tấn công tối tân nhất thế giới và gần như không có đối thủ. Tuy nhiên, do quá hiện đại mà RAH-66 sớm “chết yểu”. (Ảnh: dianliwenmi) |
Chi phí chế tạo quá đắt đỏ trong khi các loại máy bay trinh sát không người lái đã chứng minh được tính hiệu quả khiến RAH-66 Comanche chính thức bị “khai tử” vào ngày 23/02/2004. Tại thời điểm bị “khai tử”, 2 mẫu thử nghiệm RAH-66 đã ngốn hết 6,9 tỷ USD, tính ra mỗi chiếc ngốn hết 3,45 tỷ USD. (Ảnh: simrussia) |