Các thông số chính xác của lớp bảo vệ liên hợp và tích cực của cỗ xe tăng không được công bố, và vì thế, có nhiều đánh giá rất khác nhau. Ảnh: Military-Today. |
Nói chung, có cơ sở để phỏng đoán rằng, về mức độ phòng vệ, “Karrar” không hề thua kém một loạt các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72 hoặc M1 phiên bản đời đầu. Ảnh: Military-Today. |
Vũ khí chính của “Karrar” đó là khẩu pháo-ống phóng nòng trơn, sao chép lại sản phẩm 2А46(М) của Liên Xô/Nga. Ảnh: Military-Today. |
Theo các dữ liệu khác nhau, xe tăng chiến đấu chủ lực “Karrar” được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực loại KAT-72 hoặc phiên bản cải tiến của nó. Ảnh: Military-Today. |
Nền tảng của hệ thống này là tổ hợp điều khiển hỏa lực Fotona EFCS3-55 do Slovenia chế tạo, trước đây được Iran mua cho các xe tăng khác của mình. Ảnh: Military-Today. |
Việc hoàn thiện hệ thống điện tử được thực hiện bằng nguồn lực trong nước. Hệ thống điều khiển hỏa lực do Iran tự chế tạo cho phép khai thác được tiềm lực của khẩu pháo-ống phóng tên lửa của cỗ xe tăng này. Ảnh: Military-Today. |
“Karrar” cũng được trang bị modul chiến đấu kèm súng máy. Hệ thống điều khiển từ xa giúp nó triển khai khả năng tự phòng vệ mà không gây rủi ro cho tổ lái. Ảnh: Military-Today. |
Điều thú vị là ở các thời điểm khác nhau, người ta lắp đặt các modul khác nhau trên các nguyên mẫu thử nghiệm. Tất cả những modul này đều có các thiết bị quan sát, mà nhiều khả năng, trong đó có cả ống ngắm toàn cảnh dành cho sĩ quan chỉ huy xe tăng. Ảnh: IRNA./. |