Theo Rafael, hệ thống tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu di chuyển và đứng yên cách xa tới 300 km.
Thiết bị đầu đầu dò quang - điện tử và ảnh nhiệt của tên lửa này khiến nó có thể tấn công các mục tiêu trong các khu vực "Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (A2/AD)", Rafael cho hay.
Sea Breaker có thể tấn công các mục tiêu ở "vùng biển ven bờ, bao gồm cả các quần đảo cũng như tham gia vào các nhiệm vụ mà các tên lửa thế hệ trước đó không thực hiện không hiệu quả".
Ngoài ra, hệ thống tên lửa này cũng có khả năng chống chịu trước các biện pháp đáp trả và gây nhiễu điện từ do khả năng bay gần mặt nước.
Hệ thống này có thể triển khai tên lửa từ các phương tiện khác nhau của hải quân, trong đó có tàu tấn công tên lửa, tàu hộ tống và tàu khu trục. Phiên bản tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng bệ phóng SPYDER với khả năng linh động cao của Rafael.
Sea Breaker có thể mang đầu nổ mảnh nặng 113kg đủ sức phá hủy một con tàu có kích cỡ bằng tàu khu trục chỉ trong một lần tấn công. Tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết này sử dụng trí tuệ nhân tạo để "học sâu" (deep learning) và tìm kiếm mục tiêu dựa trên dữ liệu lớn (big data) để xác định và nhận diện mục tiêu./.