Theo chuyên gia Robert Farley, máy bay chiến đấu đa chức năng Su-27 được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Sukhoi là một trong những thiết kế tối ưu nhất nhằm chống lại các máy bay chiến đấu của Mỹ trên bầu trời miền trung châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa khối Hiệp ước Warsaw và NATO, cũng như bảo vệ không phận Liên Xô trước những máy bay ném bom của Mỹ.

Không ngạc nhiên mà sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu xuất khẩu cao cấp nhất của Nga. Vị chuyên gia này cho biết thêm, các nhà phát triển Su-27 đã tập trung vào đặc điểm máy bay chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết giống như F-15 của Mỹ. 

anh1_fscr.jpg
Tiêm kích Su-27.
Tuy nhiên, Su-27 được các chuyên gia Nga chế tạo nhằm chiếm ưu thế trước F-15 Mỹ trong chiến đấu trên không, đồng thời có thể giải quyết nhiệm vụ của máy bay đánh chặn lẫn máy bay tấn công. Nhận định của Robert Farley hoàn toàn có lý khi 2 dòng chiến đấu cơ này có cuộc "đối đầu" thực sự hồi năm 1992 và phần thắng thuộc về Su-27.

Cụ thể, hồi tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ.

Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành “cuộc diễn tập chung” ở cách xa bờ biển 200 km.

Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng.

Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau. 

Chiến đấu cơ F-15.

Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã “bắn rơi” không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau.

Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây.

Phải nói rằng, máy bay Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả.

Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay “Rắn hổ mang Pugachev”. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung./.