phan_luc_co_sieu_hien_dai_1_fdwf.jpg
F-35 Lightning II của không quân Mỹ là một chiếc phi cơ tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 có khả năng tàng hình.
F-22 Raptor, cũng của Mỹ, là tiêm kích cơ đa nhiệm chuyên về giành ưu thế trên không. Máy bay có thêm một số tính năng không đối đất, tác chiến điện tử, và tình báo tín hiệu. Máy bay có 2 động cơ và được trang bị công nghệ tàng hình.
Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Mỹ) đã chứng minh được năng lực trong thực chiến. Có phiên bản 1 chỗ ngồi và phiên bản 2 chỗ ngồi.
Eurofighter Typhoon (EU) được chế tạo dựa trên nền tảng công nghệ của 4 nước châu Âu là Anh, Đức, Tây Ban Nha và Italy.
Dassault Rafale (Pháp) là máy bay đa nhiệm 2 động cơ. Máy bay có khả năng không chiến, tác chiến tình báo và răn đe hạt nhân.
Sukhoi Su-35 (Nga) là máy bay phản lực đa nhiệm tầm xa hạng nặng của Nga. Phi cơ này được coi là có họ hàng gần gũi với Su-30MKI.
F-15 Eagle (Mỹ) là tiêm kích cơ chiến thuật 2 động cơ, bay được trong nhiều điều kiện thời tiết. Eagle lần đầu cất cánh vào năm 1972 và đã được xuất khẩu sang nhiều nước.

Mikoyan MiG-31 (Nga) là phi cơ đánh chặn siêu âm. Đây là một trong các chiến đấu cơ phản lực nhanh nhất thế giới.
F-16 Fighting Falcon (Mỹ) là máy bay tiêm kích 1 động cơ, được thiết kế để bay ngày, sau phát triển thành phi cơ đa nhiệm. Đã có hơn 4.500 máy bay loại này được chế tạo.
Saab JAS 39 Gripen là tiêm kích cơ đa nhiệm thế hệ 4 do Thụy Điển phát triển. Với công nghệ mới nhất, máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng không, đánh chặn, cường kích và trinh sát./.