TheoNational Interest, mẫu chiến đấu cơ mới này đang được Quân đội Mỹ nghiên cứu và phát triển nhằm mở đường cho việc chế tạo một loại máy bay mới có thể đáp ứng mọi yêu cầu của quân đội nước này và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030.
Những tính năng đột phá
Theo đó, các trực thăng này sẽ đạt tốc độ khoảng 425km/h và có tầm hoạt động lên đến 434km. Chúng sẽ được trang bị động cơ mạnh hơn và hoạt động tốt ở độ cao 1,8km và nhiệt độ 35oC.
Ông Dan Bailey- người phụ trách chương trình phát triển các trực thăng nói trên- cho biết: “Chúng tôi đã đặt ra mốc 425km/h cho các trực thăng này bởi chúng tôi muốn thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Chúng tôi muốn những người tham gia phát triển mang đến những ý tưởng và tính năng mới cho loại trực thăng này”.
Những chiếc trực thăng này cũng sẽ được trang bị các cảm biến thế hệ mới để truy tìm kẻ địch đang di chuyển và sử dụng các loại vũ khí tối tân để tiêu diệt chúng.
Quân đội Mỹ cho biết, họ cũng ưu tiên phát triển một loạt các chiến đấu cơ thế hệ mới có khả năng cất cánh thẳng đứng để phục vụ cho Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
“Việc các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh thẳng đứng được coi là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi cần những công nghệ hoàn toàn khác biệt so với những chiến đấu cơ hiện tại.
Các chiến đấu cơ thế hệ mới cần có khả năng mang thêm nhiều loại trang thiết bị vũ khí, hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt, thực sự linh hoạt khi được triển khai và có thể tham gia vào các chiến dịch với tầm hoạt động rộng hơn”, ông Rich Kretzschmar, người phụ trách phát triển các mẫu máy bay có thể cất cánh thẳng đứng chia sẻ.
Cận cảnh trực thăng quân sự Kiowa của Lục quân Mỹ bay rợp trời
2 mẫu thiết kế của tương lai
Hai tập đoàn công nghệ là Bell Helicopter và Sikorsky-Boeing đang tập trung phát triển 2 mẫu trực thăng tương lai nói trên.
Theo đó, mẫu trực thăng của Bell mang tên V-280 Valor sẽ sử dụng công nghệ rotor xoay hiện đại với 2 rotor gắn ở đầu 2 cánh giúp chiếc trực thăng này có thể bay với tốc độ cao trong khi vẫn giữ được khả năng hoạt động linh hoạt như một chiếc trực thăng truyền thống.
Ngoài ra, trong vài năm qua, Bell và Boeing đã cùng tham gia phát triển rotor xoay cho V-22 Osprey- mẫu máy bay đang được giới quân sự Mỹ ca ngợi vì tính năng hoạt động vượt trội.
Mẫu V-22 Osprey do Bell và Boeing cùng tham gia phát triển. Ảnh Quân đội Mỹ |
Trong khi đó, mẫu trực thăng của liên minh Sikorsky-Boeing mang tên SB>1 Defiant lại sử dụng hệ thống cánh quạt thẳng đứng với 2 tầng cánh quạt xếp chồng lên nhau và một hệ thống cánh quạt đẩy ở đuôi máy bay cho phép chiếc trực thăng này có thể bay với tốc độ cao, lao lên, lao xuống và thậm chí tiến lên và lùi lại.
Ngoài ra, những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị rất nhiều loại cảm biến, vũ khí và hệ thống điều khiển tối tân.
Một trong những tính năng đáng chú ý của 2 chiếc trực thăng nói trên chính là việc những chiếc trực thăng này có thể tự bay theo một lộ trình nhất định trong trường hợp phi công bị thương hoặc không còn đủ khả năng điều khiển máy bay. Ngoài ra, tính năng này cũng giúp những chiếc trực thăng này hoạt động như một máy bay không người lái.
Quân đội Mỹ cũng tìm cách hỗ trợ các phi công trong việc đưa ra quyết định khi tham chiến bằng cách áp dụng công nghệ quản lý thông tin một cách hiệu quả nhờ một loạt các cảm biến được trang bị trong khoang lái.
RAH-66 Comanche: Siêu trực thăng hoàn hảo nhưng yểu mệnh của Mỹ
Hệ thống đánh chặn và tấn công mục tiêu
Hệ thống đánh chặn được trang bị trên những chiếc trực thăng nói trên nhiều loại cảm biến giúp phát hiện và ngăn chặn những hiểm họa từ các loại súng và tên lửa của đối phương.
Trong đó, đáng chú ý là Hệ thống Đánh chặn Sử dụng Hồng ngoại (CIRCM)- một hệ thống gây nhiễu bằng laser gọn nhẹ giúp làm chệch hướng tên lửa của địch.
SB>1 Defiant do liên minh Sikorsky-Boeing phát triển. Ảnh Quân đội Mỹ |
Những chiếc trực thăng mới này cũng được trang bị công nghệ Ngắm bắn Mục tiêu tự động và Cảm biến Nhìn đêm dành cho Phi công. Công nghệ này sẽ cung cấp cho phi công hình ảnh hồng ngoại từ các camera, các cảm biến quang- điện tử cùng hệ thống ống ngắm và xác định mục tiêu bằng laser.
Ngoài ra, hệ thống cảm biến trên những chiếc trực thăng này còn có thể phát hiện và khóa mục tiêu khi đang bay nhanh cũng như cùng lúc theo dõi nhiều mục tiêu và tối ưu hóa hỏa lực cũng như quỹ đạo bay của các loại vũ khí phóng đi bằng cách tính toán cả những yếu tố như nhiệt độ và gió.
Các trực thăng trên còn có khả năng xác định máy bay gần đó là đồng đội hay kẻ thù và báo trước cho phi công những chướng ngại vật trước mặt để chủ động né tránh nhất là khi bay vào những khu vực có địa hình phức tạp và thậm chí có thể hỗ trợ chuyển hướng máy bay để đảm bảo an toàn./.