Khi nào Nga sẽ nhấn nút?

Giữa tháng 6/2020, Tổng thống Nga Putin đã phê chuẩn “Nguyên tắc cơ bản của Chính sách Nhà nước Nga về răn đe hạt nhân” (“Fundamentals of Russia’s Nuclear Deterrence State Policy”), xác định tất cả các trường hợp cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên nội dung của học thuyết hạt nhân của Nga được công bố công khai.

Moscow rất muốn nhấn mạnh rằng chính sách hạt nhân của Nga vẫn là phòng thủ. Nga coi vũ khí hạt nhân chỉ là biện pháp răn đe và là biện pháp khẩn cấp. Nước Nga đang cố gắng giảm mối đe dọa hạt nhân và ngăn chặn sự gia tăng các mối quan hệ quốc tế có thể gây ra xung đột quân sự, bao gồm cả xung đột hạt nhân, học thuyết nhấn mạnh.

1_topol_rt_com_IAMA.jpg
Tên lửa Topol của Nga; Nguồn: rt.com

Đồng thời, đối với một số kịch bản, theo đó, Nga có thể triển khai đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân, đã được xác định: Thứ nhất, điều đó liên quan đến việc “tập trung lực lượng nói chung, bao gồm cả phương tiện sử dụng vũ khí hạt nhân tại các vùng lân cận và các khu vực ngoài khơi liền kề Liên bang Nga và các đồng minh”.

Thứ hai, “việc triển khai các hệ thống và cơ sở phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tên lửa đạn đạo, vũ khí phi hạt nhân chính xác và siêu thanh, máy bay tấn công không người lái và vũ khí năng lượng trực tiếp của các quốc gia coi Liên bang Nga là một đối thủ tiềm năng”.

Thứ ba, “việc thành lập và triển khai trên không gian các cơ sở phòng thủ tên lửa chống đạn đạo và các hệ thống tấn công”.

Thứ tư, “sự sở hữu vũ khí hạt nhân và (hoặc) các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, cũng như các phương tiện để sử dụng chúng của các quốc gia có thể được sử dụng để chống lại Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh của Nga”.

Thứ năm, “sự phổ biến không kiểm soát của vũ khí hạt nhân, phương tiện sử dụng và công nghệ cũng như thiết bị sản xuất chúng”.

Thứ sáu, “việc triển khai vũ khí hạt nhân và phương tiện sử dụng chúng tại các quốc gia phi hạt nhân”.

Si-lô phóng tên lửa Sarmat Nga; Nguồn: crashdebug.fr

Moscow cũng đặt ra những tình huống bổ sung, trong đó sẵn sàng thực hiện “các biện pháp cực đoan”. Một trong số đó là “nhận được thông tin đáng tin cậy về việc phóng tên lửa đạn đạo tấn công lãnh thổ Nga và (hoặc) các đồng minh của Nga”, cũng như “kẻ thù triển khai hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga và (hoặc) đồng minh của Nga”.

Và cuối cùng, lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ được đưa ra trong trường hợp có “quân địch tấn công vào các cơ sở quân sự và nhà nước quan trọng của Liên bang Nga, nếu không ngăn chặn, sẽ làm mất khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân”, cũng như “việc xâm lược bằng vũ khí thông thường đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga”.

Đánh giá của các chuyên gia quân sự

Tài liệu mới này là sự đúc kết tất cả những gì mà Tổng thống Putin và giới lãnh đạo quân đội Nga đã nói những năm gần đây. Tất cả mọi thông điệp trong các bài phát biểu riêng hiện được phản ánh trong chiến lược an ninh quốc gia. “Chúng ta đang nói chuyện một cách cởi mở về ý định của mình để phương Tây không đánh vào ý tưởng rằng Nga đang “leo thang [xung đột quốc tế] để giảm leo thang”, Viktor Viktor Murakhovsky - tổng biên tập Tạp chí Arsenal of the Fatherland - nói với Russia Beyond.

Tên lửa Yars Nga; Nguồn: williambowles.info

Theo Murakhovsky, việc Nga công bố chính sách hạt nhân của mình là một nỗ lực nhằm thúc đẩy các đối tác của mình gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), hết hạn vào năm sau, mà sau đó Nga và Mỹ sẽ được tự do mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình mà không bị bất cứ hạn chế nào.

Hiện tại, cả Nga và Mỹ đã giới hạn kho vũ khí hạt nhân của họ ở mức 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện mang (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng).

Nga có những tên lửa hạt nhân nào?

Theo trang web “Vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga”, các tên lửa sau đây hiện đang có trong trang bị: 46 tên lửa hạng nặng R-36M2 (định danh NATO là SS-18); 2 tổ hợp Avangard (tên lửa UR-100NUTTH, định danh NATO là SS-19 Mod 4); 45 tổ hợp mặt đất di động Topol (định danh NATO là SS-25); 60 tổ hợp Topol-M (định danh NATO là SS-27) đặt trong các si-lô; 18 tổ hợp Topol-M (định danh NATO là SS-27) di động; 135 tổ hợp tên lửa RS-24 Yars di động và 14 tổ hợp đặt trong các si-lô.

Trong số này, R-36M2 và Topol do ngừng hoạt động đã được thay thế bởi các tên lửa Yars mới nhất (sẽ được đặt trong các si-lô của các tên lửa cũ và trên xe tải) và bởi tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat hạng nặng./.