Nhà phân tích chính trị, an ninh Sergei Minasyan cho rằng, dù sáng kiến về lá chắn phòng không giữa Nga và Armenia đã được khởi xướng từ lâu nhưng sáng kiến này không được kết nối để ứng phó với những bất ổn diễn ra ở Trung Đông. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng đang diễn ra tại khu vực này cho thấy sự cần thiết phải mở rộng phạm vi của lá chắn này.

s300_yudp.jpg
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300PM của Nga. Ảnh Sputnik

Ngày 11/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo ký kết một thỏa thuận hợp tác về việc thiết lập một hệ thống phòng không chung của Nga và Armenia ở khu vực Kavkaz. Hệ thống này sẽ cho phép Nga bảo vệ các không phận cách xa biên giới phía Nam của Nga, bao gồm cả khu vực Trung Đông.

Ông Minasyan tiết lộ: “Hệ thống này sẽ bao gồm các lực lượng phòng không và các chiến đấu cơ của Nga được triển khai tới Quân khu phía Nam. Điều này cho phép Nga giám sát không phận cách xa biên giới Armenia. Bên cạnh đó, lá chắn phòng không này cũng sẽ giúp hiện đại hóa và cải thiện tầm hoạt động của lực lượng phòng không Armenia”. 

Bộ trưởng Quốc phòng của Hội đồng các Quốc gia Độc lập (CIS/gồm các nước thuộc Liên Xô cũ là: Azerbaijan, Armenia, Belarus, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Ukraine) cũng khẳng định rằng việc thiết lập các hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở Đông Âu, Kavkaz và Trung Á là mục tiêu quan trọng của CIS.

Cũng theo Minasyan, dự án phòng không này đã bắt đầu được phát triển trong hơn 10 năm và quyết định tăng cường hợp tác mới trùng hợp với thời điểm xảy ra cuộc xung đột ở Syria.

Trong bối cảnh Nga đang tiến hành các chiến dịch không kích lực lượng IS tại Syria thì biện pháp tăng cường trên của Nga sẽ có hiệu quả./.