Đảo Guam nằm ở Tây Thái Bình Dương có diện tích bằng thành phố Chicago của Mỹ (khoảng 540.000 km2). (Ảnh: Reuters) |
Hòn đảo này nằm cách Triều Tiên khoảng 3.500km về phía Đông Nam, nghĩa là gần hơn rất nhiều so với bất cứ thành phố nào của Mỹ. (Ảnh: Daily Mail) |
Nét đỏ minh họa đường đi của tên lửa Hwasong-12 mà Triều Tiên phóng ngày 14/5/2017. Nét vàng cho thấy đường bay của tên lửa này khi phóng xa cực đại, trong đó có mục tiêu vươn tới đảo Guam. (Ảnh: CSIS Aerospace Security Project). |
Khoảng cách gần gũi với Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên khiến đảo Guam đóng vai trò chiến lược đối với Mỹ. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Hòn đảo này đóng vai trò như một tàu khu trục khổng lồ, một căn cứ trên biển, nằm ở trung tâm của một khu vực địa chính trị bất ổn và luôn sôi sục các cuộc cạnh tranh vũ trang. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Nơi đây thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận đa quốc gia từ trên bộ, xuống biển đến trên không. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Binh sỹ Nhật Bản đổ bộ bằng xuồng cao su trong một cuộc tập trận chung với Mỹ, Pháp và Anh trên đảo Guam ngày 13/5/2017. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Mỹ có một căn cứ hải quân và trạm bảo vệ bờ biển ở phía nam đảo Guam còn căn cứ không quân Anderson nằm ở phía Bắc. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Đầu tháng này, 350 binh sỹ cùng 6 máy bay ném bom B-1 của Mỹ đã được triển khai tới căn cứ không quân Andersen. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Mỹ hiện có khoảng 6.000 quân trên đảo Guam. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Ngoài ra, Mỹ còn 28.500 quân ở Hàn Quốc và 54.000 quân ở Nhật Bản. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Cổng vào căn cứ hải quân Guam. Quan chức an ninh và quốc phòng ở Guam ngày 9/8 cho biết không có mối đe dọa rõ ràng nào đối với người dân ở đây hay trên đảo phía bắc Mariana. (Ảnh: AP) |
Tượng đài trong Công viên Chiến tranh trong lịch sử quốc gia Thái Bình Dương trên đảo Guam. (Ảnh: AP) |
Dù đã sử dụng đến 30% diện tích đảo Guam, quân đội Mỹ vẫn tìm cách tăng cường hiện diện tại đây với việc điều chuyển hàng nghìn lính thủy đánh bộ từ Okinawa, Nhật Bản, sang hòn đảo này. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Dân số trên đảo Guam chỉ vỏn vẹn 160.000 người, tập trung chủ yếu ở thủ đô Hagatna và thành phố lớn nhất là Dededo. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Dù một bộ phận người dân trên đảo Guam không mấy dễ chịu với sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây, các căn cứ quân sự này là vô cùng thiết yếu với nền kinh tế của hòn đảo, chỉ đứng thứ 2 sau du lịch. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Ảnh tư liệu tháng 5/2017 cho thấy du khách đi dạo bình thản trong quận mua sắm Tamuning trên đảo Guam. (Ảnh: AP) |
Bảo vệ cho đảo Guam là Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo. Mỹ cũng đang triển khai hệ thống này ở Hàn Quốc trong nỗ lực áp sát Triều Tiên. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Đảo Guam vốn là một vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha từ năm 1565 nhưng sau đó được chuyển sang cho Mỹ năm 1898 sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Nhật Bản từng chiếm đóng hòn đảo này 2 năm rưỡi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Năm 1950, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật biến đảo Guam thành một vùng lãnh thổ không sáp nhập với Mỹ. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Hòn đảo này có cơ quan hành pháp và lập pháp, đồng thời giữ một ghế trong Hạ viện Mỹ nhưng không có quyền bỏ phiếu. (Ảnh: Foxtrotalpha) |
Người dân trên đảo Guam không phải trả thuế thu nhập cho Mỹ và cũng không được tham gia bầu cử theo hệ thống của Mỹ. (Ảnh: Foxtrotalpha) |