Động thái đầy tham vọng này được một chỉ huy trưởng của hải quân Iran thông báo ngày 4/1, chỉ vài tuần sau khi Lầu Năm Góc cử một nhóm tàu sân bay tới vịnh Ba Tư. Quyết định đưa quân đội tới khu vực phía tây Đại Tây Dương của Iran là một biện pháp nhằm đối phó với sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực được coi là “sân sau” của Washington này. Việc cử các tàu chiến của Iran sẽ bắt đầu vào tháng 3/2019 và có thể kéo dài trong một vài tháng.

iransecutauchiendensansaucuamyodaitayduong_ssjm.jpg
Các cuộc diễn tập của hải quân Iran. Ảnh: Global Look Press

"Đại Tây Dương ở khá xa và việc triển đội tàu của Iran có thể sẽ mất 5 tháng”, Chuẩn Đô Đốc Touraj Hassani khẳng định trên kênh truyền thông nhà nước của Iran.

Ông cũng cho biết thêm Sahand, một "kẻ phá hủy" mới được hoàn thành sẽ là một trong những tàu chiến của Iran tham gia vào đội tàu này. Tàu chiến mới này có một sân đậu trực thăng và được trang bị các súng chống máy bay, súng chống tàu cũng như có các tên lửa đất đối không và tên lửa đất đối đất.

Tehran trước đó cho rằng sự hiện diện của các đội tàu Mỹ ở khu vực là "không đáng kể" và khẳng định sẽ ngăn cản các tàu chiến của Mỹ tiến vào vùng biển của Iran trong Vịnh Ba Tư. Điều đáng chú ý là phó chỉ huy quân đội của Iran - ông Habibollah Sayyari từng tuyên bố hồi tháng 12/2018 rằng Hải quân Mỹ được phép hoạt động ở vùng biển quốc tế gần Iran cũng như hải quân Iran có thể hoạt động ở Đại Tây Dương gần Mỹ.

"Họ không có can đảm hay khả năng thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại chúng tôi. Chúng tôi có đủ khả năng để chống lại các hành động tấn công của họ và chúng tôi đã diễn tập kỹ càng cho điều này", ông Sayyari nhấn mạnh.

Tháng 11/2018, Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạtlên ngành dầu mỏ, vận tải và ngân hàng của Iran. Các lệnh trừng phạt này trước đó từng được dỡ bỏ theo các điều khoản trong Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhưng sau đó Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận này hồi tháng 5/2018. Mặc dù không rõ liệu có quốc gia nào khác "nối bước" Washington hay không nhưng các quan chức Mỹ nhận định rằng các tàu của Iran sẽ không còn được chào đón ở các vùng biển quốc tế nữa.

Quân đội Iran nhấn mạnh rằng Tehran đã "chuẩn bị kỹ càng ngày hôm nay cũng như trong quá khứ" để bảo vệ Iran chống lại "bất kỳ mối đe dọa nào" nhằm đảm bảo an toàn đi lại của các tàu chở dầu của nước này. Iran cũng nhiều lần đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz và dừng xuất khẩu dầu ở Vịnh Ba Tư nếu ngành xuất khẩu dầu của nước này bị chặn lại. Trong một vàu tháng gần đây, Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã tiến hành một số cuộc tập trận hải quân trong Vịnh Ba Tư nhằm chuẩn bị cho việc "đương đầu với những mối đe dọa có thể xảy ra"./.