RTdẫn lời Bộ Quốc phòng Anh cho biết, tên lửa Sea Ceptor được phóng từ tàu HMS Argyll ngoài khơi Scotland đã đánh trúng mục tiêu giả định.

Hệ thống Sea Ceptor được phát triển nhằm thay thế hệ thống Sea Wolf hiện đang được trang bị trên các tàu khinh hạm Type 23 như tàu HMS Argyll của Hải quân Anh.

seaceptor_kdrf.jpg
Tên lửa Sea Ceptor phóng đi từ tàu HMS Argyll. Ảnh: Hải quân Anh

Các tên lửa Sea Ceptor phóng từ tàu HMS Argyll có khả năng tiêu diệt tên lửa của đối phương bay với tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh). Ngoài ra, hệ thống Sea Ceptor còn có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc và bảo vệ được toàn bộ khu vực có bán kính lên đến 1.300km2.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Harriett Baldwin cho biết, vụ thử nghiệm tên lửa Sea Ceptor đã được tiến hành liên tục trong 2 tuần qua. Quá trình thử nghiệm cho thấy, Sea Ceptor đủ khả năng bảo vệ các lợi ích của Anh trước bất kỳ mối đe dọa nào. Dự kiến, tên lửa Sea Ceptor sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên khinh hạm HMS Argyll trước khi được đưa đến Nhật Bản vào năm tới.

Anh cho biết, nước này phát triển tên lửa Sea Ceptor nhằm đối phó với lời cảnh báo của Triều Tiên rằng, Anh sẽ “gặp kết cục thê thảm” nếu nước này tham gia vào cuộc tập trận chung với liên quân Mỹ-Hàn.

Bình Nhưỡng tuyên bố: “Chúng tôi phát đi cảnh báo không chỉ với Mỹ mà còn các đồng minh và các đối tác của Mỹ như Anh và Australia- các quốc gia lợi dụng các cuộc tập trận Mỹ-Hàn để chống lại Triều Tiên- rằng, họ sẽ phải đối mặt với một kết cục thê thảm nếu dám “đùa với lửa”.

Trước đó, Mỹ từng thử nghiệm hệ thống Raytheon SM-6 trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John Paul Jones. Hệ thống này đã đánh chặn thành công các quả tên lửa đạn đạo tầm trung của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ cũng được triển khai đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm xa ở ngoài khơi khu vực Alaska.

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ khẳng định, các vụ thử tên lửa nói trên là nhằm thể hiện năng lực phòng thủ của Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Cùng với Mỹ và Anh, Ấn Độ cũng nhiều lần thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa siêu thanh và đã đạt được những thành công đáng kể. Nga cũng đã thử nghiệm hệ thống Zircon có khả năng đánh chặn tên lửa bay với tốc độ Mach 8 và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu ngầm ở vùng biển Barents gần Na Uy./.