tau_my1_cqiw.jpg
USS Hopper được đặt tên theo tên của Đô đốc Hải quân "Amazing" Grace Hopper. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Đây là chiếc tàu chiến thứ hai của Mỹ được đặt tên theo tên gọi của một phụ nữ từng phục vụ trong hàng ngũ của lực lượng Hải quân nước này. Ảnh: Navy Daily.
USS Hopper là chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke thứ 11 được đóng tại Bath Iron Works ở Bath, Maine. Ảnh: public.navy.mil.
Con tàu được khởi đóng vào ngày 23/2/1995. Ảnh: wikimedia.
Arleigh Burke là lớp tàu khu trục đầu tiên của Mỹ được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, hệ thống radar quét pha chủ động SPY-1D… Ảnh: seaforces.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke được thiết kế để trở thành một chiếc khu trục hạm đa nhiệm: chống máy bay, chống hạm, chống ngầm, tấn công mặt đất… Ảnh: seaforces.
Hệ thống tác chiến chống máy bay của lớp Arleigh Burke được hỗ trợ từ các radar của hệ thống tác chiến tối tân Aegis, với sự mạnh mẽ của những bệ phóng chống máy bay RAM. Ảnh: navarinoinvestment.
Hệ thống tác chiến chống hạm: nhờ có hệ thống Aegis, nó có thể định vị các tàu địch ở khoảng cách khá xa, cùng đó là các tên lửa hạm đối hạm Harpoon mạnh mẽ. Ảnh: wikipedia.
Tên lửa Harpoon được trang bị cho chiến hạm lớp Arleigh Burke là loại tên lửa hạm đối hạm có tầm bắn 45km và có tốc độ siêu âm Mach 1.8 giúp đánh chìm một chiếc khu trục hạm của đối phương trong chớp mắt. Ảnh: seaforces.
Arleigh Burke cũng được trang bị 1 pháo hạm tầm xa 127mm của hãng BAE, có khả năng bắn 20 phát/phút, tầm bắn tối đa là 10km. Ảnh: seaforces.
Hệ thống tác chiến chống ngầm: tàu khu trục lớp Arleigh Burke có hệ thống định vị thủy âm và hệ thống sonar tối tân với khả năng quét sonar pha chủ động. Bên cạnh đó là các máy phóng ngư lôi MK-46, MK-50 và MK-54... Ảnh: seaforces.
Hệ thống tác chiến tấn công mặt đất: Với các tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk, khu trục lớp Arleigh Burke có khả năng tấn công ngay từ trên mặt biển nhằm vào các mục tiêu trên đất liền. Ảnh: seaforces.
Chiều dài của khu trục hạm lớp Arleigh Burke là 154m. Ảnh: seaforces.
Arleigh Burke có một sức mạnh tuyệt vời nhờ hệ thống máy turbine General Electric LM2500-30 hiện đại và thiết kế rẽ sóng để đạt được vận tốc 56 km/h. Ảnh: seaforces.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua (21/1) xác nhận, tối 17/1, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Hopper của Mỹ di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Ảnh: seaforces.
Ông Lục Khảng cho rằng tàu USS Hopper đã “xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng tới lợi ích an ninh” của Trung Quốc đồng thời tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: seaforces.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của tàu khu trục USS Hopper ở khu vực trên là phù hợp với luật pháp quốc tế. Ảnh: seaforces.
Lầu Năm Góc tuyên bố các hoạt động tuần tra trên Biển Đông của hải quân Mỹ thể hiện quyết tâm của Washington trong nỗ lực duy trì tự do hàng hải trên khắp các vùng biển và tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Ảnh: seaforces.
Được biết, tàu khu trục USS Hopper của Mỹ đang tham gia vào các chiến dịch của Hạm đội 7 với nhiệm vụ “tăng cường hợp tác an ninh, xây dựng năng lực của các quốc gia đối tác và duy trì hiện diện thường xuyên trong khu vực”. Ảnh: seaforces./.