TheoSputnik News, khu phi quân sự Barahoti nằm trong khu vực Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ giáp biên giới Trung Quốc và Nepal. Quan chức khu vực Uttarakhand Harish Rawat đã mô tả hành vi vi phạm không phận Ấn Độ của phía Trung Quốc là “rất đáng quan ngại”.

an_do_msbx.jpg
Binh sĩ Ấn Độ có mặt tại khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh Reuters

Lời cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đến việc Ấn Độ hồi tháng 6 đã điều gần 100 xe tăng đến khu vực Ladakh giáp biên giới Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc đe dọa Ấn Độ sẽ phải chịu hậu quả kinh tế nặng nề.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc tại thời điểm đó cảnh báo: “Nhiều tập đoàn của Trung Quốc, trong đó có các hãng sản xuất điện thoại như Xiaomi và máy tính như Lenovo đang để mắt đến Ấn Độ.

Tuy nhiên, thật khó hiểu là tại sao trong khi vừa điều xe tăng áp sát biên giới Trung Quốc xong thì Ấn Độ lại muốn tìm cách thu hút đầu tư từ Trung Quốc”.

Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đưa tin, Ấn Độ đã trục xuất 3 nhà báo làm việc cho hãng thông tấn này.

Tờ The Hindu của Ấn Độ dẫn lời một quan chức nước này cho biết: “Ba nhà báo này đã ở lại quá hạn so với visa mà họ được ấp và đã được gia hạn nhiều lần rồi. Chúng tôi buộc họ phải quay trở lại Trung Quốc bởi chúng tôi không thể gia hạn cho họ nữa”.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ muốn cấm 3 người này ở lại Ấn Độ nhằm phản đối việc Trung Quốc cản trở Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm Cung ứng Hạt nhân (NGS).

Một lần nữa tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc lại dọa dẫm: “Nếu New Delhi tìm cách trả đũa vấn đề NGS, họ sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Hành động của Ấn Độ đã phát đi một tín hiệu tiêu cực và mối quan hệ về truyền thông giữa hai bên sẽ không tránh khỏi những hệ lụy đáng tiếc”./.