Theo Báo cáo của Bộ Công an trình bày trước cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung giám sát về tình hình oan sai: trong 3 năm, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 trên toàn quốc đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ và trại tạm giam. Nguyên nhân chủ yếu được lý giải thường là vì bệnh lý, do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.

Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội về chủ đề này.

Không phải ngẫu nhiên nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến tình trạng bị can, bị cáo chết trong nhà tạm giữ, tạm giam và đã có câu hỏi chất vấn. Bởi nó trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tác động trực tiếp đến niềm tin của người dân vào những cơ quan thực thi pháp luật, vào công lý và công bằng. Cùng với tình trạng lạm dụng tạm giữ, tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến oan sai, tình trạng bị can, bị cáo chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam cần được các cơ quan chức năng nghiêm túc đánh giá một cách khách quan, sáng tỏ nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

le_viet_truong_ujti.jpg
 Ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội

Tạm giam, không phải là hình phạt mà là một biện pháp tố tụng hình sự, được áp dụng để ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội,  bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án được thi hành đúng pháp luật. Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự…

Việc để xảy ra chết người trong những nhà tạm giam, tạm giữ đòi hỏi cần đánh giá đúng thực trạng, phân tích sâu sắc nguyên nhân để tìm giải pháp. Vì đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, tác động trực tiếp đến niềm tin vào công lý, pháp luật của nhân dân./.