Đáng chú ý là các kế hoạch cùng khai thác hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và bố trí trạm giám sát của hệ thống tại Việt Nam, tăng cường đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tới Nga, dự kiến tăng kim ngạch thương mại Nga-Việt Nam đạt 10 tỉ USD, tổ chức Những ngày Hà Nội tại Moscow, mở rộng số lượng sinh viên Việt Nam theo học các trường đại học Nga.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự quan tâm hàng đầu được dành cho lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí. Hướng hợp tác này chiếm tới một nửa số tài liệu hai bên đã ký và lần nữa khẳng định vai trò đầu tầu quan trọng của hợp tác kinh tế Nga-Việt Nam.

Sự hợp tác trong ngành dầu khí từng bắt đầu cuối những năm 1954, Liên xô đã cử các chuyên gia đầu tiên về thăm dò trữ lượng dầu khí đến Việt Nam, sau đó ở Nga bắt đầu triển khai công tác đào tạo các nhà dầu khí cho Việt Nam.

Giai đoạn mới của sự hợp tác bắt đầu vào năm 1981, khi xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập tại Vũng Tàu. Doanh nghiệp đã khai thác hơn 210 triệu tấn dầu thô.

Trong chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, giữa các nhà sáng lập công ty liên doanh - Zarubezhneft (Nga) và Petrovietnam đã diễn lễ ký biên bản ghi nhớ phát triển hợp tác.

Văn bản này không chỉ liên quan tới Vietsovpetro ở Vũng Tàu mà cả liên doanh Rusvietpetro hoạt động tại vùng Cực bắc châu Âu của Nga. Năm nay, Rusvietpetro lên kế hoạch khai thác hơn 3 triệu tấn dầu, lớn hơn một nửa trữ lượng khai thác dự kiến của Vietsovpetro.

Cách Vũng Tàu ba trăm cây số, tại các mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch đang diễn ra hoạt động khai thác khí đốt với hãng Gazprom của Nga.

Sau khi đạt mức dự án, hàng ngày tại đây sẽ sản xuất 8,5 triệu mét khối khí và 3,5 nghìn tấn khí ngưng tụ. Việc Petrovietnam lựa chọn doanh nghiệp Nga làm đối tác được cân nhắc dựa vào kinh nghiệm một chục năm hợp tác hiệu quả với Gazprom.

Công ty liên doanh đầu tiên được hai bên lập ra là Vietgazprom hiện nay điều khiển ba dự án trên thềm lục địa Việt Nam.

Liên doanh thứ hai - Gazpromviet hoạt động ở Nga, quản lý hai mỏ khí – tại tỉnh Orenburg trên biên giới với Kazakhstan và ở phía bắc khu vực châu Âu của Nga.

Doanh nghiệp Gazprom Neft có cổ đông lớn nhất là Gazprom cũng quan tâm tham gia vào việc hiện đại hóa và mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều kiện tham gia dự án này là cung cấp nhiên liệu cho nhà máy.

Gazprom Neft và Petrovietnam đã ký một hợp đồng bán dầu thô cho Việt Nam. Tiếp đến hai bên đã ký tài liệu thành lập công ty liên doanh khai thác mỏ dầu Dolginskoe tại vùng biển Pechora ở phía Bắc của Nga ở độ sâu 35-55 mét.

“Gazprom và Petrovietnam còn dự kiến mở một liên doanh khác” - ông Ivan Gogolev, phát ngôn viên của doanh nghiệp thuộc Gazprom chuyên thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài cho biết:

“Chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản thành lập công ty liên doanh sản xuất nhiên liệu xe từ khí tự nhiên. Nhiên liệu sẽ phục vụ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM, hiện là yếu tố gây ô nhiễm nghiêm trọng cho không khí đô thị. Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất xe buýt mới chạy bằng khí đốt tự nhiên.”

Ngoài việc hợp tác với Gazprom, Petrovietnam và Rosneft, một hãng khai thác dầu lớn của Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập liên doanh mới hoạt động ở hai mỏ nữa trên thềm lục địa Nga./.