Trong đó, riêng tháng 9 ước đạt 558 triệu USD.

Hoa Kỳ duy trì là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 873,76 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, Canada và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 53%; 13,8%, và 13% so với cùng kỳ năm 2012. Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản sụt giảm gồm Nhật Bản (giảm 0,6%), Hàn Quốc (giảm 14,1%), Đức (giảm 2,6%)…

xk-thuy-san.jpg
Chế biến cá thát lát xuất khẩu (ảnh: Đ.Khanh)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm vẫn đang trên đà hồi phục với tăng trưởng khoảng 38% trong tháng 8.

Bắt đầu từ quý II/2013, xuất khẩu tôm phục hồi và liên tục tăng qua các tháng và tăng so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8, xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng cao nhất 65,5%, đạt 335 triệu USD.

Tôm chân trắng hiện đang có tỷ trọng gần tương đương với tôm sú, chiếm trên 46% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Xuất khẩu tôm chân trắng trong tháng 8 tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và trong 8 tháng tăng 71% so với cùng kỳ, trong khi tôm sú chỉ tăng lần lượt 10,8% và 2,7%.

Trong bối cảnh tôm sú đang thiếu nguồn cung, xuất khẩu tôm chân trắng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những tháng tới.

Với mức xuất khẩu trung bình khoảng 250 triệu USD/tháng, có khả năng xuất khẩu tôm năm nay sẽ đạt 2,5-2,6 tỷ USD, tăng 12-16% so với 2,24 tỷ USD năm 2012.

Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra, cá ngừ và các mặt hàng hải sản khác đang có chiều hướng sụt giảm, trong đó cá tra giảm 14% trong tháng 8, cá ngừ giảm 25%, mực bạch tuộc giảm 10,7%.

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm ước đạt 1,13 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cá ngừ đạt 376 triệu USD, giảm 5%.

Theo VASEP, xuất khẩu các mặt hàng này khó có thể tăng so với năm ngoái do nguồn nguyên liệu không ổn định và nhu cầu chưa hồi phục../.