Hội nghị sẽ tập trung đánh giá và đưa ra các giải pháp trước những tác động của dịch bệnh Covid- 9 đang diễn biến phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc và đang ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng nông nghiệp.
Trong đó, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do Trung Quốc là đối tác cung cấp hàng hóa đầu vào quan trọng với nhiều quốc gia và Tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Sự gia tăng căng thẳng thương mại và rủi ro, suy thoái kinh tế thế giới trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại toàn cầu nói chung, thương mại nông sản nói riêng.
Cần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid 19. (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội, trong nước, ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu xuất hiện ngay từ đầu năm gây ra tình hình hạn hán, mặn xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Mặc dù dịch tả lợn Châu phi đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn gây khó khăn trong công tác tái đàn, ngoài ra, dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn gia cầm hiện nay rất lớn.
Cùng với đó, thị trường nhiều mặt hàng nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; Thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban Châu âu đưa ra chưa được gỡ bỏ; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản hàng hóa của Việt Nam./.
Sản xuất nông nghiệp âm làm chậm tăng tưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế