Theo đó, đơn vị này sẽ không tổ chức Hội đồng nhân dân, người đứng đầu chính quyền đặc khu do Thủ tướng bổ nhiệm.
Chính phủ đồng ý mô hình trưởng đặc khu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, không tổ chức Hội đồng nhân dân |
Nội dung này được thể hiện trong nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ vừa được ký ban hành.
Nghị quyết khẳng định dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là dự án luật quan trọng, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, đồng thời thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Nghị quyết Chính phủ nêu rõ: dự án luật phải bảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013, có thể chế, chính sách ưu đãi vượt trên các luật hiện hành, có khả năng cạnh tranh, thích ứng cao với yêu cầu hội nhập quốc tế; trong đó cần có một số chính sách ưu đãi cao hơn các đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do trong khu vực nhằm thu hút đầu tư.
Về tổ chức chính quyền của đặc khu kinh tế, Chính phủ đồng ý mô hình trưởng đặc khu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, không tổ chức Hội đồng nhân dân mà bổ sung quy định cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trưởng đặc khu.
Chính phủ giao các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc hoàn thiện các quy định tại dự thảo Luật liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước được phân công.
Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, bảo đảm tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội dự án Luật này.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật, các vấn đề lớn, vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.Toàn cảnh dự án sân bay 4.000 tỷ tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Cận cảnh các dự án “khủng” của đặc khu kinh tế Vân Đồn