Trong khi đó, các nước ở Nam Âu thì đề nghị nên tiếp tục áp dụng loại thuế này. Vì vậy, quyết định cuối cùng về việc có tiếp tục áp thuế chống phá giá hay không đối với giày xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc giờ đây phụ thuộc vào ý kiến của các nước thành viên ở khu vực Trung và Đông Âu.

Theo kế hoạch, quy định thuế chống phá giá đối với giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc lẽ ra đã chấm dứt vào năm 2008, nhưng sau các cuộc bàn thảo trong Liên minh châu Âu (EU), quy định này được gia hạn thêm một năm nữa.

Bản tin điện tử của tờ Fashionunited trích dẫn một văn kiện của Hội đồng châu Âu nói rằng: các nhà sản xuất giày của châu Âu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian ngắn và trung hạn nếu bãi bỏ thuế chống phá giá đối với giày da nhập từ Việt Nam và Trung Quốc.

Hà Lan viện dẫn lý do là vì biện pháp này giới hạn sự chọn lựa của người tiêu dùng, đẩy giá thành giày da tăng cao, dẫn tới hậu quả làm nhiều người mất việc. Tuy nhiên, số phận của việc áp loại thuế này sẽ không do bên chống hay bên thuận quyết định, mà tùy thuộc vào lá phiếu của các nước không có quan điểm rõ ràng trong cuộc tranh cãi như Áo, Slovenia, Malta, Ship, Pháp và một số nước Đông Âu.

Các cuộc nghiên cứu đang được tiến hành để cân nhắc những ảnh hưởng của việc bãi bỏ thuế. EU sẽ ra quyết định cuối cùng ngay sau khi các cuộc khảo sát hoàn tất, dự kiến vào cuối năm nay. Từ nay tới lúc đó, thuế vẫn được áp dụng./.