Dư luận gần đây đang bàn tán xôn xao về sự việc NSƯT Nguyễn Chánh Tín kinh doanh thua lỗ, vướng phải nợ nần nên sắp phải đối mặt với cảnh “màn trời chiếu đất”. Sự việc này lại khiến chúng ta nhớ đến hoàn cảnh tương tự của đạo diễn Phước Sang, cũng từng là ông chủ một hãng phim lớn.

Từ hoàn cảnh của Nguyễn Chánh Tín…

Nguyễn Chánh Tín từng là tài tử điện ảnh Việt và là thần tượng của nhiều thế hệ vào những năm 80. Ông được biết đến nhiều hơn và thành công hơn sau vai diễn nổi tiếng Nguyễn Thành Luân trong bộ phim Ván bài lật ngửa.

nonanghe1-1bc1a.jpg
Tài tử điện ảnh một thời (Ảnh: KT)

Không chỉ dừng lại trong vai trò là một diễn viên điện ảnh, ông còn thành công trong vai trò nhà sản xuất phim từ năm 1990. Đặc biệt ông là người đã góp phần phát triển dòng phim kinh dị Việt, một dòng phim còn khá mới mẻ tại thị trường trong nước. Trong những bộ phim kinh dị của ông, không thể không kể đến cú đột phá Ngôi nhà oan khóc, sản xuất năm 1992 với mức đầu tư lên tới 300 triệu. Bộ phim đã mang lại cho ông nhiều thành công và danh tiếng.

Sau đó ông tiếp tục sản xuất hàng loạt những bộ phim cùng thể loại như Xác chết trên cao nguyên, Chiếc mặt nạ da người và Chết lúc nửa đêm. Đặc biệt, bộ phim Chết lúc nửa đêm, sản xuất năm 2007, đã đoạt giải Bông sen vàng. Đây là giải thưởng đầu tiên của thể loại phim kinh dị cho đến thời điểm này.

Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười với ông nữa. Việc phá sản và nguy cơ “vô gia cư” của nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Chánh Tín, theo ông nó được bắt nguồn từ việc bản quyền phim “Dòng máu anh hùng” bị sao chép, in sang đĩa lậu và dù phim gặt hái nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế, thì vẫn không bán được ra thị trường phim bên ngoài Việt Nam. Từ việc sản xuất, kinh doanh phim của ông với việc lỗ nhiều hơn lãi, nhìn lại phim tư nhân nói chung, thực tế phải hoàn toàn “tự lực cánh sinh”, không được bất cứ ưu ái nào về phía Nhà nước, trừ việc cho “sánh vai” bình đẳng với phim Nhà nước và có phần áp đảo, thắng thế trong các giải Cánh diều, LHPVN, kể từ khi Luật Điện ảnh sửa đổi có hiệu lực.

Giờ dây, ông và vợ, ca sỹ Bích Trâm sắp phải ra đường vì ngôi nhà gắn bó với ông bao lâu nay sắp bị ngân hàng siết nợ.

…nhớ tới câu chuyện của đạo diễn Phước Sang

Phước Sang nổi tiếng với vai trò đạo diễn, anh đã cho ra đời nhiều bộ phim ăn khách như Khi đàn ông có bầu, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Đẻ mướn, Áo lụa Hà Đông,…

Gia đình hạnh phúc của đạo diễn Phước Sang (Ảnh: KT)

Phước Sang cũng là một trong những nghệ sĩ đi đầu trong việc đầu tư cho sân khấu tư nhân, đặt nền móng cho sân khấu tư nhân phát triển tại Sài Gòn. Anh cũng dấn thân sang thể loại phim truyền hình với những bộ phim dài tập cùng dàn sao hùng hậu để thu hút khán giả trong giờ vàng phát sóng.

Phước Sang từng chia sẻ: “Những năm 90, thời gian đầu hùn vốn sản xuất phim, tôi cũng từng gặp thất bại. Có lần trong người chẳng còn đủ mấy đồng uống cà phê. Dẫu trong người chẳng còn xu nào, tôi vẫn nghĩ đến chuyện làm phim”.

Tiếp đó, hàng loạt thông tin như Phước Sang bị các chủ nợ đòi tiền, hãng phim riêng làm ăn thu lỗ… được đăng tải trên mặt báo. Phước Sang thừa nhận nguyên nhân dẫn đến khối nợ lớn là do kinh doanh khó khăn, nhà đất rớt giá, tiền bạc tồn đọng… Hiện tại, đạo diễn Phước Sang ít xuất hiện trước công chúng, còn Kim Thư cũng ngừng kinh doanh nhà hàng. Có thời gian, nữ diễn viên đi bán cơm phần, đi bán xôi… để trang trải cuộc sống.Sản xuất phim của các hãng tư nhân thường phải đối mặt với nhiều thách thức. Không phải hãng phim nào cũng có lợi thế về tài chính, nên việc sản xuất một bộ phim là một hoạt động kinh doanh lớn, không được phép thua. Nhưng thực tế, từ năm 2008 trở lại đây, số phim của các hãng tư nhân sản xuất nhiều, nhưng ít phim doanh thu “khủng”.Ngoài ra, các hãng phim tư nhân phải tự bỏ tiền đầu tư, tự chịu trách nhiệm từ khâu kịch bản, làm phim, sau đó phải đem xin duyệt mới được cấp phép trình chiếu trong khi Luật Điện ảnh và tiêu chí duyệt phim của VN hiện còn rất nhiều bất cập. Phim làm ra rồi, chưa chắc được duyệt phát hành, mà thiệt hại thì nhà sản xuất gánh hết, minh chứng gần nhất là “Bụi đời Chợ Lớn”.Lâu nay, việc phim của tư nhân ăn khách, thậm chí cả những phim bị liệt vào “thảm họa” thường bị sao chép in đĩa lậu bán tràn lan trên thị trường tự do. Đây cũng là một tai nạn mà các hãng phim tư nhân không có cách gì tránh được. Hãng lớn, phim doanh thu “khủng” các đợt chiếu đầu, có thể hoàn vốn, nên không mấy quan tâm chuyện mất bản quyền. Các hãng nhỏ hơn, nếu bị sao chép lậu là coi như trắng tay, nên việc giữ bản quyền là chuyện sống còn... Nhưng họ không được bảo vệ bởi những hỗ trợ của phía Nhà nước, dù Nhà nước có Luật bản quyền, nên việc truy tìm nguồn thất thoát in sang trái phép với họ là khó thực hiện./.