Chị Vũ Quỳnh Anh cho rằng, trải nghiệm của mình có lẽ khủng khiếp hơn nhiều mẹ bỉm khác nên chị quyết tâm vực dậy và gỡ rối cho nhiều người mẹ đồng cảnh ngộ.

1.png

Tuyệt vọng vì con nhất quyết không chịu ăn bằng bình

Kể lại hành trình cùng con vượt qua căn bệnh biếng ăn tâm lý, chị Quỳnh Anh chia sẻ rằng, con biếng ăn chưa phải là trải nghiệm tồi tệ nhất. Khi bé Lucas được 5 tháng tuổi, bé bắt đầu có dấu hiệu biếng ăn, lười ăn. Tuy nhiên, khác với những đứa trẻ biếng ăn khác, bé Lucas rơi vào trường hợp biếng ăn rất nghiêm trọng. Cậu bé không chịu ăn sữa bằng bình, đút thìa không nuốt, bón ống thì nhè ra. Sau khi không còn lựa chọn nào khác, chị đành nghe lời bác sĩ cho con ăn ống Sonde qua đường mũi xuống dạ dày. Tuy nhiên, cậu bé rất hay ói và chậm tăng cân. Chị Quỳnh Anh cho biết trước tình cảnh đó, chị gần như bị sốc vì không biết xử lý thế nào. Để con đói lâu ngày thì suy dinh dưỡng, nhưng tìm cách cho con ăn mà không cần bình thì không hề đơn giản.

Vì vậy, chị Quỳnh Anh một lần nữa mệt mỏi đi tìm phương án chữa bệnh cho con. Nhớ lại những ngày đó, chị Quỳnh Anh cho rằng điều giữ chị không gục ngã chính là tình yêu với con và mong muốn con khỏe mạnh của một người mẹ.

Dần dần, khi đã quen với tình trạng của con và sự kiên trì trong việc tìm kiếm phương pháp chữa biếng ăn, chị Quỳnh Anh đã hoàn thiện phương pháp của chính mình. Đó là phương pháp Không Ép, chữa Biếng ăn tâm lý ở trẻ em và bé Lucas chính là cậu bé được mẹ áp dụng thành công. Chị Quỳnh Anh không ép bé ăn nhiều, bé no sẽ dừng ngay và khi bé đói mới cho ăn tiếp. Cách thức này giúp bé Lucas thoải mái hơn khi đến giờ ăn, dần dần bé giảm tâm lý sợ hãi, căng thẳng khi ăn. Đến khi bé được 10 tháng, cơn ác mộng của chị Quỳnh Anh mới chấm dứt. Bé Lucas đã ăn sữa bằng bình trở lại, không còn biếng ăn, quấy khóc.

Bé Lucas hết biếng ăn nhưng cuộc hành trình của chị Quỳnh Anh vẫn chưa kết thúc. Chị tiếp tục hoàn thiện phương pháp Không Ép, chữa Biếng ăn tâm lý ở trẻ em  của mình và phổ biến cho các mẹ bỉm khác cũng đang bế tắc, tuyệt vọng vì con biếng ăn.

Thành công nhờ tinh thần sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ

Nghĩ là làm, chị Quỳnh Anh bắt đầu lập nhóm cộng đồng trên mạng xã hội nhằm tập hợp các mẹ bỉm có con biếng ăn vào chia sẻ kinh nghiệm. Trong nhóm này, chị Quỳnh Anh đăng tải các bài viết kinh nghiệm của mình khi đối phó với căn bệnh biếng ăn tâm lý ở trẻ em. Mỗi bài viết đều chi tiết, chân thành, có khả năng định hướng cho các mẹ bỉm ít kinh nghiệm. Nhờ đó, cộng đồng của chị Vũ Quỳnh Anh nhanh chóng mở rộng, lên đến hơn 150,000 thành viên.

Trong các bài viết của mình, chị Vũ Quỳnh Anh luôn nhấn mạnh, mọi vấn đề đều bị tâm lý chi phối. Khi bé yêu thoải mái, bé sẽ ăn ngon và hấp thụ tốt hơn. Ngược lại, khi bé bị ám ảnh bởi việc ăn uống, bị nhồi nhét ăn quá nhiều, bé sẽ trở nên căng thẳng và sợ hãi khi được cho ăn.

Do đó, Phương pháp Không Ép, chữa Biếng ăn tâm lý ở trẻ em của chị đề cao sự tự nguyện trong việc ăn uống của trẻ em thay vì “ép, nhồi” các bé ăn như thói quen của nhiều mẹ hiện nay. Với những bé đang biếng ăn, việc bố mẹ ép ăn thật nhiều không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn. Những ảnh hưởng tâm lý này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, trao đổi chất của trẻ.

Sau khi cộng đồng tạo được tiếng vang, chị Quỳnh Anh bắt tay vào viết cuốn sách về trẻ biếng ăn. Cuốn sách gồm 2 phần bao gồm Chữa biếng bú và Chữa biếng ăn với 27 bài viết chị từng chia sẻ trong nhóm từ năm 2020. Vẫn là các nội dung chia sẻ chi tiết nhưng sẽ được chia theo từng giai đoạn, độ tuổi biếng ăn của trẻ. Cùng với đó, cuốn sách cung cấp thêm những định nghĩa, khái niệm cũng như cách chữa tâm lý sợ, biếng ăn từ sữa cho đến ăn dặm.

Đến nay, đã có hàng chục ngàn mẹ đã áp dụng thành công và chữa được bệnh biếng ăn của con nhờ phương pháp của chị Quỳnh Anh. Phương pháp này cũng đang được nhiều mẹ bỉm quan tâm và sử dụng để chăm sóc con tốt hơn. Nói cách khác, những trải nghiệm của chị Quỳnh Anh đã nói thay nỗi lòng của các bà mẹ và giúp họ tự tin và kiên định hơn trên hành trình chăm sóc con nhỏ./.

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Em (Anh Quynh)

Group: https://www.facebook.com/groups/biengantamlyotre/?ref=share

Fanpage: https://www.facebook.com/BATLOTE/