Trước tình hình nhập lậu thuốc lá đang diễn biến phức tạp, việc cho phép thí điểm bán đấu giá thuốc lá nhập lậu bị tịch thu để tiêu thụ trong nước hoặc tái xuất đã nhận được nhiều ý kiến phản đối từ các doanh nghiệp trong nước.
Theo các doanh nghiệp, việc bán đấu giá thuốc lá trong nước là chưa phù hợp với quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước.
Thuốc lá nhập lậu bị thu giữ đang được đề xuất bán đấu giá hoặc tái xuất. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Theo đó, đối với thuốc lá nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng, thực hiện thí điểm theo hướng bán đấu giá để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất; thời hạn thí điểm là 1 năm, sau đó sẽ đánh giá từng năm để gia hạn việc thí điểm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước cho rằng, việc thí điểm bán đấu giá để tiêu thụ trong nước đối với thuốc lá nhập lậu bị tịch thu là chưa phù hợp với quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, thuốc lá được tiêu thụ hợp pháp tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện: ghi nhãn bằng tiếng Việt; in cảnh báo sức khỏe bằng cả chữ và hình ảnh; dán tem hoặc in mã số, mã vạch; phải được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng.
Thế nhưng, trên thực tế, hầu hết các chủng loại thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam, chủ yếu là thuốc lá Jet và Hero, chiếm tới 80-90% tổng lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam, đều không đáp ứng, tuân thủ đầy đủ quy định này mà vẫn được bán đấu giá để tiêu thụ trong nước như thuốc lá hợp pháp là không phù hợp với các quy định hiện hành.
Đề xuất thu tiền tem thuốc lá
Đồng thời, làm tăng nguy cơ tái thẩm lậu, tạo điều kiện để thuốc lá nhập lậu được đưa trở lại Việt Nam một cách dễ dàng hơn và gây nhiều khó khăn cho công tác chống buôn lậu của các lực lượng chức năng./.