Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 là hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp, phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Trong số 103 doanh nghiệp này chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ các ngành mà tư nhân không làm được. Ảnh: Minh Hoàng. |
Đề án tái cũng cơ cấu các DNNN ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Mục tiêu của Chính phủ là thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.
Chính phủ khuyến khích các DNNN đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.
Đề án cũng nhấn mạnh sẽ tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.
Chính phủ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan./.