Nguyên nhân chủ yếu do nhiều loại sâu hại gây thối trái, thối rễ, cháy lá xảy ra trên diện rộng, trong khi ngành chức năng địa phương còn lúng túng, chưa có hướng dẫn cụ thể cho nông dân sử dụng loại thuốc nào để phòng trừ.
Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, do danh mục thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu tây Đà Lạt chưa có nên việc chữa trị, phục hồi diện tích cây trồng đặc sản này đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Hưng cho biết: Hiện nay, tình trạng dâu tây bị bệnh, mà chủ yếu là bệnh thối đen rễ trên dâu tây, chúng tôi đã phân tích một số cá loại nấm gây hại trên cây dâu tây. Diện tích bị nhiễm nặng trên vườn dâu tây mà nông dân chuyên canh. Chúng tôi đã, đang phối hợp cùng Trung tâm nông nghiệp của thành phố Đà Lạt thực hiện một số mô hình và hướng dẫn cho nông dân biện pháp phòng trừ tổng hợp một số bệnh hại trên cây dâu tây; Đồng thời đang tiến hành một số khảo nghiệm để thử nghiệm một số thuốc bảo vệ thực vật mà hiện nay chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu tây”./.