hai_loc_tlzk.jpg
Bà con dân tộc thiểu số vào rừng hái "lộc" để cải thiện thu nhập.
Đến với bản Hượn (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) vào những dịp đầu tháng 5 dương lịch, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh các cô gái Thái gùi trên vai những sọt măng loi rừng đầu mùa đi trên đường Quốc lộ 6. (Ảnh: Dân Việt)
Măng loi rừng được bà con người Thái Yên Châu mang đi bán dọc theo Quốc Lộ 6, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Dân Việt)
Từng bó măng nho nhỏ được rao bán với giá 10.000 - 20.000 đồng/bó, đã tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ dân nơi đây. (Ảnh: Dân Việt)
Măng loi rừng thường mọc vào đầu tháng 5 -7 dương lịch. (Ảnh: Dân Việt)
Măng loi rừng khác với các loại măng khác ở chỗ: Vỏ măng mỏng, thân măng nhỏ và dài, vị ngọt, bùi và ít bị he. Thông thường bà con dân tộc Thái Yên Châu thường chế biến măng loi thành các món ngon, thưởng thức một lần là nhớ mãi như: Măng luộc chẩm chéo, măng loi xào tỏi, xào thịt bò, thịt lợn... (Ảnh: Dân Việt)
Măng rừng cũng được xem là một trong những sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh: KT)
Bà con người Mông săn "lộc rừng" trên núi Mào Gà (Lào Cai). (Ảnh: Báo Lào Cai)
Người dân bản địa luồn rừng sâu “săn” nấm hương rừng. (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Nấm hương mọc trên những thân gỗ khô mục nằm sâu dưới tán rừng già, được người dân nơi đây gọi là "lộc rừng". (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Nấm hương rừng tươi được bán với giá 50.000 đồng/kg, còn nấm phơi khô có giá 500.000 đồng/kg. (Ảnh: Báo Lào Cai)./.