Hiện tượng sụt lún có nguy cơ lan rộng khi mới xuất hiện thêm giếng ngầm.

ho_tu_than_thanh_hoa_mxyt.jpgHiện tượng sụt lún có nguy cơ lan rộng khi mới xuất hiện thêm giếng ngầm
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đối với UBND huyện Yên Định, việc san lấp hố sụt lún được thực hiện theo quy trình: Lấp bằng vật liệu đá thải đến độ cao cách miệng hố khoảng 7m, sau đó lấp đất sét đồi đến khi đầy miệng hố; giữ nguyên cảnh báo, cấm người và phương tiện giao thông đi lại trên miệng hố để theo dõi sụt lún cho đến khi có thông báo cho phép.

Chỉ đạo UBND xã Qúy Lộc cấm người dân khoan thêm giếng khoan để lấy nước ngầm trên địa bàn xã; khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng nước tại các giếng đã khoan.

Bố trí kinh phí bằng ngân sách huyện để san lấp hố và kinh phí đo đạc, đánh giá nguyên nhân gây sụt lún cho đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường; sau đó UBND tỉnh sẽ hoàn trả bằng ngân sách tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về UBND tỉnh. Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của UBND huyện Yên Định và các đơn vị liên quan; thường xuyên nắm chắc tình hình, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Trước đó, ngày 28/10, tại thôn 2, xã QuýLộc, huyện Yên Định bất ngờ xuất hiện một hố sụt lún sâu khoảng 25m, rộng khoảng 30. Tiếp đó, đến ngày 2/11, người dân địa phương cũng như ngành chức năng phát hiện giếng ngầm ngay cạnh miệng hố sụt lún cũ. Hiện tượng trên khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng./.