1. Nói được làm được

Khối lượng công việc của bạn ảnh hưởng đến khối lượng công việc của người khác. Nếu bạn là người đáng tin cậy, bạn sẽ được đồng nghiệp yêu quý hơn vì bạn đang làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng và ít căng thẳng hơn. Những người đáng tin cậy cũng sẽ giành được lòng tin của sếp và khách hàng. Khi bạn có sự nhất quán trong hành vi công việc của mình, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn và mọi người biết họ có thể mong đợi điều gì ở bạn. Nếu họ có thể tin tưởng vào bạn, điều đó sẽ mang lại cho họ cảm giác nhẹ nhõm.

2. Quan tâm đến người khác 

Quan tâm ở đây không phải là sự tọc mạch hay xâm phạm đời sống cá nhân của người khác. Thay vì trò chuyện nhàn rỗi, hãy làm cho nó có giá trị, biến chúng thành sự quan tâm từ đáy lòng của bạn. Đừng chỉ nói "Chào buổi sáng." Thay vào đó hãy nói, “Chào buổi sáng, buổi diễn thuyết tối qua của anh thế nào rồi?” Những người dễ mến thường biết cách quan tâm đến người khác, đặt những câu hỏi thích hợp và ghi nhớ những gì họ đã chia sẻ. 

3. Tinh tế 

Không phải ai cũng cảm thấy tự tin 100% thời gian để giúp đỡ người khác. Nếu bạn cảm thấy ai đó thấy không thoải mái, bạn có thể giúp họ cảm thấy có khả năng giải quyết vấn đề và trở nên linh hoạt hơn. Là một người dễ mến đòi hỏi phải có cách cư xử tốt và có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái. Mặc dù một số người dường như được sinh ra với sự tinh tế này, tuy nhiên phần lớn chúng ta đều phải học hỏi về sự tinh tế. Một khi bạn nâng cao đặc điểm này, bạn sẽ ngạc nhiên về cách bạn tạo cảm giác cho mọi người.

4. Lắng nghe 

Hội thoại là một cuộc trao đổi các câu chuyện. Bạn nên đợi cho đến khi người kia hoàn thành câu chuyện của họ và sau đó họ bắt đầu kể câu chuyện của mình. Những người cho phép người khác nói mà không cần đến lượt mình thường được coi là những người đàm thoại giỏi hơn. Họ là những người giỏi nhất trong việc xây dựng mối quan hệ nhanh chóng. Tuy nhiên, việc khó khăn mà hầu hết mọi người gặp phải là làm sao để ngừng xen vào những suy nghĩ, ý tưởng và câu chuyện của người khác trong cuộc trò chuyện. 

5. Biết trao đổi 

Khi ai đó bắt đầu kể câu chuyện của họ, bạn rất dễ muốn xen vào. Nếu ai đó đề cập đến việc họ vừa trở về từ Paris, đừng ngay lập tức kể câu chuyện về thời gian bạn đến Paris. Bạn nên lắng nghe họ trước và hỏi họ về những cảm nhận về Paris, những tình huống xảy ra trong chuyến đi và dần dần bạn có thể chuyển hướng tới câu chuyện của mình. Nhờ đó, cả bạn và đối phương có thể lắng nghe câu chuyện của nhau và thậm chí bạn có thể tìm ra được những nét tương đồng trong cách nói chuyện để khiến cả hai bạn trở nên thân thiết hơn. 

6. Tạo ấn tượng tốt từ ban đầu 

Các phán đoán được hình thành trong vòng vài giây sau khi gặp ai đó và chúng sẽ để lại một ấn tượng nhất định của người khác về bạn. Vì thế, trong những lần gặp đầu tiên, bạn cố gắng đừng để mắc phải sai lầm nào. Nếu đó là buổi thử việc đầu tiên, hãy đến sớm trước 10 hoặc 15 phút để chuẩn bị. Ngoài việc chuẩn bị về thời gian, bạn cũng nên chuẩn bị về tài liệu hoặc những điều cần thiết cho công việc để tạo một ấn tượng tốt với sếp và với đồng nghiệp của mình. Điều quan trọng hơn hết là bạn nên cẩn thận với từng câu nói khen chê bởi chúng có thể chính là yếu tố tạo nên sự đáng mến của bạn nơi làm việc. 

7. Biết ơn những người giúp đỡ bạn 

Nếu bạn đã được giúp đỡ trong suốt chặng đường, hãy dành thời gian để công khai và cảm ơn những người đã giúp bạn. Trong một buổi họp tổng kết cuối tháng, không có gì là xấu hổ khi bạn nêu tên những người đã giúp đỡ mình trong một tháng vừa qua. Ngoài ra, điều cần thiết là bạn nên nói lời cảm ơn với họ ngay khi bạn nhận được sự giúp đỡ từ họ. 

8. Nhớ tên người khác 

Không có cách nào dễ dàng hơn để xây dựng khả năng dễ mến hơn là ghi nhớ tên và sử dụng tên trong các cuộc trò chuyện. Những cử chỉ nhỏ và mạnh mẽ này khiến mọi người cảm thấy được tôn trọng. Đây là điểm mấu chốt bởi mọi người thích nghe tên của họ và họ sẽ cảm thấy rằng bạn đang rất quan tâm đến họ. Từ đó, họ sẽ có thêm nhiều thiện cảm với bạn hơn./.