vov_1_htqk.jpg
Lê Quang Nhật Trường sinh năm 1995 đã có thâm niên 4 năm làm đầu lân, là một trong những thợ giỏi của xưởng làm lân cho đoàn lân Bạch Ngọc Đường ở TP Huế.
Vẽ đầu lân là một trong những công đoạn khó nhất trong làm đầu lân ở Huế. Con lân muốn có hồn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào công đoạn này.
Anh Cao Xuân Thắng ở đường Ông Ích Khiêm đã có truyền thống làm đầu lân 18 năm. Anh cho biết, đầu lân Huế độc đáo hơn các đầu lân ở các vùng miền khác bởi các họa tiết trang trí trên đầu lân, đây cũng là công đoạn khó nhất để có được một chiếc đầu lân đẹp.
Các khuôn đầu lân bằng xi măng. Làm đầu lân có 2 cách, một là làm bằng khuôn rồi bồi giấy lên khuôn. Hai là làm bằng khung sườn.
Những chiếc đầu lân làm bằng khung sườn được dán vải và các họa tiết kim tuyến. Làm đầu lân bằng khung sườn có độ khó và tinh xảo hơn.
Một người thợ đang may đuôi cho đầu lân .
Đắp khuôn ông địa: Đầu ông địa là một vật gắn liền với đầu lân. Múa lân không có ông địa thì không còn là múa lân Huế.
Những chiếc đầu lân hoàn thiện rực rỡ sắc màu.
Một người thợ của cơ sở sản xuất đầu Lân Thu Lan tại số 4/12 Nguyễn Phúc Nguyên Tp Huế đang hoàn thiện những công đoạn của chiếc đầu lân. Cơ sở có truyền thống lâu đời và nghề được truyền từ đời trước cho đời sau.
Tết Trung thu cũng là dịp bận rộn nhất trong năm của những nghệ nhân làm đầu lân xứ Huế nhưng bù lại, nó cũng mang lại thu nhập đáng kể cho họ. Tùy kích cỡ, đầu lân có giá thành khác nhau, từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng. Bình quân, mỗi mùa Trung thu những gia đình làm đầu lân ở Huế thu lãi từ 40 - 50 triệu/đồng.
Đầu lân sản xuất ở Huế còn được xuất ra các tỉnh lân cận là Quảng Bình và Quảng Trị.
Dù khá vất vả nhưng dịp Tết Trung thu là dịp mang lại nguồn khu nhập khá cao cho những gia đình làm đầu lân ở Huế.