longkong_azvj.jpg
Không nên nhai hạt: Trong quả bòn bon có những múi có hạt, không nên nhai hoặc nuốt vì đắng, chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc.
Không nên cắn vỏ: Vỏ của qủa bòn bon có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.
Hay bị sâu bệnh: Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp. Khi ăn cần quan sát kỹ. Không nên ăn những quả bị dập nát

Tiểu đường không nên ăn nhiều: Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.
Nhận diện bòn bon lúc chín: Nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi. Khi bóc ăn thử, bòn bon sẽ có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ, đặc biệt không còn mủ.

Bòn bon chín do dùng thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất bóng rất đẹp, không hề có dấu châm kim trên quả. Cuống của quả bòn bon thường bị thâm đen, khi ăn có vị chua, thịt quả đục, hạt to có màu hồng và dính mủ vào tay rất nhiều.

Cách chọn bòn bon ngon: Trái ngon là trái vừa, không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm. Không nên lựa những trái to vì hột to, trái thường chua, những trái có vết nám đen ăn không ngon.