yen_mach_hexw.jpg
Một bữa ăn nhiều chất xơ rất có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp. Các loại thực phẩm như rau, yến mạch, pectin trong táo, đậu đỗ, củ gừng, bột hạt ca-ri… có tác dụng cung cấp chất xơ cho cơ thể. 
Cần tây: Y học cổ truyền đã sử dụng cần tây trong điều trị tăng huyết áp từ xa xưa. Có một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy cần tây rất hữu dụng trong việc làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm bằng cách tiêm dịch chiết xuất cần tây vào động vật đã thấy tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.
Tỏi: Tỏi là một thứ thuốc diệu kỳ cho tim. Nó có tác dụng có lợi trên hệ tim mạch bao gồm huyết áp. Tỏi có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hằng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Hành: Hành rất có lợi đối với người tăng huyết áp. Hãy dùng hành với các món: hành ngâm dầu ăn, hành xào cần tây… Hiệu quả trên huyết áp của hành cũng dễ hiểu bởi nó là 'anh em họ' với tỏi.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người tăng huyết áp. Hằng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên.
Cà rốt: Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.
Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cà chua có thể làm được nhiều món, nhưng người bị tăng huyết áp không nên dùng xốt cà chua (cà chua hộp) vì có nhiều muối.
Gia vị hỗn hợp: Gia vị hỗn hợp như thì là, hạt thì là, kinh giới (họ bạc hà), tiêu đen, húng quế, gừng,… có chứa những hoạt chất có lợi cho huyết áp. Tùy món ăn, hãy chế biến chúng cho hợp khẩu vị.