Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu ăn không đúng cách khiến các chất bổ khó hấp thụ, thậm chí còn khiến sức khoẻ của người ăn bị ảnh hưởng.
Ăn nhiều trứng vịt lộn dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Không ăn trứng vịt lộn vào bữa tối: Vào bữa tối, khi cơ thể đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, bạn không nên trứng vịt lộn. Chất bổ trong trứng sẽ không được hấp thụ, tiêu hoá gây khó chịu cho dạ dày.
Trẻ dưới 5 tuổi không ăn trứng vịt lộn: Độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Việc nạp một lúc nhiều dinh dưỡng dễ gây trướng bụng, đi ngoài…
Người bệnh tim mạch: Hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn là rất cao, ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tác nghẽn động mạch gây đột quỵ,..
Người mắc bệnh mỡ máu: Những người mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ sẽ bị bệnh nặng hơn khi ăn trứng vịt lộn. Vì lượng đạm lớn trong trứng vịt lộn sẽ kích thích sự tích tụ của mỡ trong máu và gan, khiến bệnh nặng thêm.
Người bệnh cao huyết áp: Huyết áp sẽ gia tăng khi cơ thể bạn nạp vào 1 lượng đạm và cholesterol lớn. Lời khuyên tốt nhất là những người mắc bệnh huyết áp cao nên tránh xa trứng vịt lộn.
Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

Nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu. Chú ý không được ăn trứng vịt lộn thường xuyên
Người mang thai có thể ăn, tuyệt đối tránh ăn rau răm: Người mang thai ăn trứng vịt lộn giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược, thiếu máu, chóng mặt; nên ăn 2 quả/tuần. Khi ăn, tuyệt đối tránh ăn rau răm.
Nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm: Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.