Người suy nhược thần kinh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, giảm trí nhớ... gây ảnh hưởng rất lớn đến học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường trở lại, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

thuc_pham_jzeg.jpg

Bí đỏ: Hãy chọn cho mình những thực phẩm chống ôxy hóa ngăn các tác hại của gốc tự do, bảo vệ bộ não bạn khỏi những tổn thương, giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường dẫn truyền thần kinh. 

Các chất chống ôxy hóa này có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, các vitamin A, vitamin C, vitamin E...  Đặc biệt, bí đỏ chứa rất nhiều chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh như acid glutamic và tryptophan. Cứ khoảng 100g bí đỏ chứa khoảng 233mg acid glutamic. 

Acid glutamic có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể, là chất xúc tác các phản ứng chuyển hóa của tế bào thần kinh và não bộ. Giúp tăng đào thải amoniac, tăng khả năng ghi nhớ của bộ não. 

Tryptophan có trong thịt bí đỏ là chất giúp tổng hợp lên seretonin - chất có trong não bộ có tác dụng gây hưng phấn. Vì vậy ăn bí đỏ có thể làm giảm lo âu, trầm uất ở những người suy nhược thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, dùng bổ não cho trẻ em chậm phát triển về trí não...

Các loại đậu, hải sản(sò huyết, hàu, cá mòi), gạo nâu, yến mạch chứa nhiều magie và selen, chúng là các coenzym quan trọng trong việc chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cho hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

Chocolate:Ăn chocolate sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu do tạo thành hoạt chất tryptophan, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sự hưng phấn. Các flavonol trong chocolate có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh, giúp ngăn chặn tổn thương của tế bào, tăng lưu lượng máu lên não. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong chocolate có chứa magie - một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong phòng chống những tác động của stress. Ngoài ra, ăn chocolate còn giúp giải phóng endophine, hoạt chất giúp tâm lý thoải mái, kiềm chế các phản ứng nhạy cảm của cơ thể, giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường,...

Vitamin:Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6,...) rất quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh. Các vitamin là thành phần cơ bản cấu tạo nên các coenzym quan trọng là NAD+ và NADP+, tạo năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh hoạt động. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng khả năng sáng tạo, giảm mệt mỏi,...

Sữa: Sữa chứa rất nhiều các vitamin, acid amin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trong sữa cũng có chứa tryptophan, tăng tạo ra serotonin, giúp tăng hưng phấn, duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, kiểm soát tốt cảm xúc. Bên cạnh đó, sữa cũng chứa nhiều thàn phần chống ôxy hóa, giúp phá hủy các gốc tự do,...

Ngũ cốc:Các loại ngũ cốc như gạo lứt, bột yến mạch, lúa mì,... có chứa hàm lượng folat cao, giúp tăng lượng máu lên não. Chúng cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, như các vitamin B1, vitamin B6,... đặc biệt tốt cho việc cải thiện trí nhớ.

Các axit béo omega 3: Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt omega 3, 6 trong khẩu phần ăn có liên quan đến tâm lý mệt mỏi, chán nản trong cuộc sống. Bởi vậy, hãy bổ sung cho cơ thể một lượng omega đầy đủ mỗi ngày để tăng cường sự linh hoạt của não bộ bằng cách ăn các loại cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi,...) hay dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu ô liu,.../.