Bphone với mức giá hàng chục triệu, người dùng có quá nhiều lựa chọn khác. Trên thị trường, chất lượng và giá cả là yếu tố quyết định thành bại, chứ không phải là cái mác “Made in Việt Nam”.

“Nổ” quá đà

Bphone ra mắt công chúng, CEO so sánh cấu hình Bphone vượt trội so với iPhone. Tuy nhiên, Bphone đã khiến người tiêu dùng thất vọng khi BKAV thuyết trình một cách cẩu thả đối với đứa con cực kì quan trọng của mình (hình lấy trên mạng, lại nói là chụp từ Bphone), trong khi đó tính năng chụp hình luôn là điểm mạnh của smartphone trong thời buổi “tự sướng” rầm rộ như hiện nay.

Đánh giá thị trường tiêu thụ một cách sai lầm khi đưa ra mức giá mà chỉ có người tiêu dùng thật sự rủng rỉnh tiền mới có khả năng mua đối với một sản phẩm đầu tiên của mình.

bphone_mucn.jpg
Số phận thương hiệu Bphone của BKAV liệu có “hữu xạ tự nhiên hương” hay không chỉ có thể khẳng định thông qua quy luật thị trường.

Đánh giá sai khả năng tìm tòi và sử dụng của người tiêu dùng khi smartphone giờ còn được dùng phổ biến hơn cả laptop hay máy tính bảng (tablet). Mọi người dùng smartphone đề chụp hình, chat, xem tin tức, chăm sóc facebook, chơi game...

Sẽ không ai cần một chiếc smartphone nữa, nếu như nó không đáp ứng được một nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng! Và Bphone muốn thành công, cái cần nhất là tạo dựng được những tính năng “không thể tin nổi” như chính slogan khi quảng bá sản phẩm. Sẽ là thất bại nếu cố gắng “so bì” kiểu dáng, độ dày mỏng với các ông lớn Apple, Samsung, hay cố gắng “đọ hơn thua” về máy ảnh với người khổng lồ Nokia, thậm chí cũng sẽ thất bại nếu cố gắng “tranh tiên” về tính năng của một hệ điều hành mới.

Tại sao Bphone không khuếch trương ngay tính năng “bảo vệ tối đa” hoặc chí ít là một “điện thoại sạch virus” như chính sở trường của BKAV trong thành công của sản phẩm BKAV AntiVirus!

Số phận thương hiệu Bphone của BKAV liệu có “hữu xạ tự nhiên hương” hay không chỉ có thể khẳng định thông qua quy luật thị trường.

Thất bại ngay trên “sân nhà”

Hàng loạt sai lầm được chỉ ra sau khi BKAV trình làng Bphone – smartphone “giá khủng” mang thương hiệu “Made in Việt Nam”. Sai lầm từ chiến lược định giá, chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược tạo sự khác biệt, và… sai lầm từ chính bản thân sản phẩm.

Theo phân tích của VietnamNet, BKAV cũng giống Amazon ở một điểm là đều không phải là những nhà chuyên sản xuất phần mềm và phần cứng smartphone. Nhưng có lẽ, chiếc lược marketing gây tranh cãi của Bphone trong thời gian vừa qua đã mang lại cho Bkav nhiều thành công hơn Fire Phone.

Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường hơn 90 triệu người ở Việt Nam cần nhiều về chất lượng sản phẩm hơn chỉ là marketing. Khi cơn sốt “thương hiệu Việt” qua đi, cái còn lại sẽ chỉ là chất lượng và chất lượng.

Giá thành và cách tiếp cận thị trường của Bphone cũng là những rào cản mà thiết nghĩ chính BKAV cần cân nhắc lại. Trong bối cảnh thị trường smartphone có nhiều cạnh tranh, đặc biệt các smartphone đến từ các hãng của Trung Quốc như Lenovo, Xioami hay từ các nhà sản xuất danh tiếng như Asus, HTC đều có cấu hình không kém cạnh Bphone nhưng giá bán sản phẩm hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong nước nhiều hơn.

Kênh phân phối cũng là một điều BKAV nên xem xét, kênh phân phối online và một lượng nhỏ giọt đại lý phân phối sẽ là rất hạn chế để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong trường hợp này, các chiến dịch dùng thử sản phẩm, hội nghị khách hàng, diễn đàn mở “trên tay Bphone” hay thậm chí “dùng trước trả tiền sau” có lẽ sẽ là những kênh bổ sung làm cho Bphone gần gũi và đại chúng hơn với người tiêu dùng trong nước.

Bài học từ chiến lược tạo sự khác biệt

Một điều nữa có lẽ Bphone cũng nên xét đến từ bài học thất bài của Amazon Fire, đó chính là sự độc đáo của sản phẩm hay nói cụ thể hơn là tính năng nổi trội thu hút người tiêu dùng của sản phẩm. 

Nếu ở Apple đó là tính bảo mật, tính “sang trọng, đẳng cấp” và tạo ra một hệ sinh thái đi kèm, nếu ở SamSung đó là kiểu dáng và sự tiện dụng, ở Nokia đó là tư duy “ăn chắc mặc bền” và máy ảnh “khủng”, thì Amazon Fire không tạo được được dấu ấn gì đặc biệt ngoài hỗ trợ tính năng mua hàng trực tuyến dễ dàng trên cùng hệ sinh thái Amazon, tuy nhiên thế mạnh này lại không được Amazon quảng bá mạnh trong các chiến dịch marketing của mình.

Trong diễn văn kỷ niệm 26 năm ngày truyền thống Tập đoàn Vietttel, Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Có 1 chi tiết mà chúng ta sẽ không học họ. Đó chính là cách BKAV bắt chước đối thủ mà họ xác định là Apple: Từ kiểu dáng, hình thức, từ cách đặt giá cao, từ cách CEO thuyết trình, từ cách để thông tin rò rỉ, từ những chuyện tuyên bố gây bất ngờ… Tất cả đều rất giống cách mà Steve Jobs đã từng sử dụng. Đây thực sự là điều mà Viettel nên tránh.

Thế giới này rộng lớn nhưng nó khắc nghiệt tới mức, với mỗi công thức thành công thì chỉ có 1 người thành công. Nếu chúng ta muốn thành công thì phải có công thức mới của riêng mình, phải có 1 ý tưởng mới độc đáo và xuất sắc.

Sẽ không có chỗ cho sự trung bình, thậm chí khá hay tốt cũng sẽ “chết”. Chỉ có xuất sắc là tồn tại, mà muốn xuất sắc thì phải sáng tạo, phải khác biệt.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đánh giá cao khát vọng vươn tới “đỉnh cao” của BKAV. “Có 1 sự thật là BKAV dám nghĩ tới việc muốn vươn lên cả iPhone. BKAV đã dám nói, mà không chỉ nói trong nhà, họ đứng trước hàng chục triệu người Việt Nam để tuyên bố về khát vọng này của mình. Đây là điều vô cùng quan trọng cho tương lai của BKAV vì tuyên bố này sẽ quyết định cách họ đi, điều họ cần tìm kiếm, những thứ họ cần trang bị cho mình…,” ông Hùng nhấn mạnh./.