Sáng 9/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 và năm 2015. 

Đây là việc làm có tính thường kỳ vào các kỳ họp đầu năm. Những tồn tại nhiều năm được nhắc đi nhắc lại là: Số lượng các dự án luật xin điều chỉnh, bổ sung trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều, tồn đọng các quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; chậm gửi tài liệu, văn bản. 

Một khi những bất cập này vẫn trở thành điệp khúc, có nghĩa Nghị quyết của Quốc hội về chương trình luật, pháp lệnh đang tiếp tục bị vi phạm và thiếu ý nghĩa trong tổ chức thực hiện.

hoang_ngoc_giao_nqlt.jpg
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta đã nhìn thấy những bất cập, những tồn tại đó nhưng vẫn chấp nhận nó. Tại sao giải pháp khắc phục đã từng được đại biểu Quốc hội, các chuyên gia đề xuất những lại khó thực hiện đến vậy? Và chúng ta cần có đổi mới căn bản nào không trong việc lập, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?

Phóng viên VOV trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển về vấn đề này.

Mời quý độc giả nghe nội dung cuộc trao đổi: