Công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được đông đảo các nhân sỹ, trí thức, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức tham gia với nhiều ý kiến tâm huyết.

Từ tháng 1/2013, Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hòa đã nhanh chóng tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết: Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có văn bản chỉ đạo cho hệ thống chính trị trên toàn tỉnh tổ chức việc lấy ý kiến góp ý của các thành phần góp ý dự thảo Hiến pháp năm 1992.

bakieu2.jpg
Bà Nguyễn Thị Kiều, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến sửa đối hiến pháp. Hội Liên hiệp Phụ nữ của tỉnh Khánh Hòa cũng đã chức hội nghị diễn đàn đê các chị em góp ý sửa đối dự thảo Hiến pháp 1992. Gần đây nhất, kỳ họp chuyên đề của HĐND khóa 5 cũng tổ chức lấy ý kiến của các đại biểu góp ý sửa đối Hiến pháp. Nhìn chung, hội nghị có rất nhiều ý kiến tâm đắc với dự thảo sửa đổi. Mặt trận các tổ chức thành viên cũng đang tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể theo hệ thống ngành dọc. Ở các khu dân cư, các chi bộ, thôn, tổ dân phố cũng đang triển khai lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Bà Nguyễn Thị Kiều cho biết, 2 nội dung được nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm là vai trò lãnh đạo của Đảng và vấn đề về các thành phấn kinh tế.

"Trong sửa đối Hiến pháp có ghi là Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân. Người dân tỉnh Khánh Hòa có ý kiến cho rằng, nội dung chưa rõ ràng lắm và cần phải viết cho rõ ràng cụ thể hơn. Còn về vấn đề kinh tế thì nhân dân tâm đắc với nội dung quy định tại Điều 54 của dự thảo lần này; cho đây là một quan điểm rất mới và nếu thực hiện sẽ là cơ hội cho các thành phần kinh tế phát triển, cạnh tranh một cách lành mạnh, đóng góp nhiều hơn cho quá trình phát triển cho đất nước", bà Kiều cho biết.Ở góc độ cá nhân, bà Nguyễn Thị Kiều có ý kiến về Điều 9 quy định về Mặt trận và các tổ chức thành viên và Điều 10 nói về Tổng Liên đoàn lao động. "Nếu trong Dự thảo Hiến pháp để một điều cho Tổng Liên đoàn thì theo tôi có thể có 2 phương án: Một là mình phải đưa các tổ chức chính trị xã hội khác nữa, tức là các tổ chức thành viên của Mặt trận vào Dự thảo. Nếu như vậy thì Hiến pháp có dài quá hay không? Phương án khác là không để Điều 10 cho Tổng Liên đoàn Lao động mà nên đưa Tổng Liên đoàn Lao động vào Điều 9, tức là một trong những tổ chức thành viên của Mặt trận như các đoàn thể khác", bà Kiều nêu ý kiến./.