Sáng 9/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Đoàn công tác số 4 đã làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng và các cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch số 64 của Ban Chỉ đạo Trung ương về kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại tỉnh Cao Bằng.
Ông Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Báo Cao Bằng) |
Từ ngày 1/1/2011 đến hết tháng 5/2017, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cao Bằng đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm 4 tổ chức Đảng cấp dưới, 23 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, trong đó phải thi hành kỷ luật 3 tổ chức Đảng và 11 đảng viên. Cơ quan Thanh tra tỉnh thực hiện 107 cuộc thanh tra, trong đó ban hành 104 kết luận thanh tra và UBND tỉnh ban hành 3 kết luận thanh tra.
Qua công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, ngành thanh tra chuyển cơ quan điều tra xem xét, khởi tố 4 vụ việc. Các cơ quan tố tụng tiến hành khởi tố, điều tra 11 vụ với 24 bị can; truy tố, xét xử 8 vụ với 15 bị can, bị cáo. Cơ quan thi hành án dân sự thụ lý 8 việc tham nhũng, trong đó có 1 vụ việc thụ lý trước năm 2011 nhưng đến nay chưa giải quyết xong; đã thi hành xong 3 việc, chưa có điều kiện thi hành 5 việc. Tổng số tiền phải thi hành 7.286 triệu đồng, đã thi hành xong 776 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhấn mạnh, thông qua kiểm tra giám sát để nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và kết quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, trọng tâm là thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dự luận xã hội quan tâm, góp phần nhận diện các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Việc kiểm tra, giám sát cần bảo đảm thiết thực hiệu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng chỉ đạo các đơn vị được kiểm tra giám sát phối hợp tốt với đoàn công tác thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra; đề xuất những giải pháp kiến nghị với Ban Chỉ đạo, các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, cơ quan chức năng Trung ương phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của địa phương; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới./.
Giải quyết những vấn đề gốc rễ nảy sinh tham nhũng
Kiểm tra việc phát hiện và xử lý tham nhũng tại Lào Cai
Người dân mong Đảng quyết liệt hơn nữa trong chống tham nhũng
Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Sóc Trăng
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã tạo được dấu ấn trong chống tham nhũng?
“Dư luận đặt vấn đề địa phương chống tham nhũng yếu hơn Trung ương”