Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" được nhóm Ngân hàng Thế giới vừa công bố, kinh tế Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh gần 10%, mức cao nhất trong số 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh đó, nhiều đánh giá lạc quan khác của các doanh nghiệp nước ngoài về tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đó là kết quả của quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Nhưng nền tảng vững chắc nhất để Chính phủ thực hiện tốt việc đổi mới cơ cấu kinh tế, điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ... đó chính là sự ổn định chính trị.
TS Nguyễn Sỹ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (Ảnh: KT) |
Đây cũng là đánh giá của nhiều tổ chức chính trị, kinh tế có uy tín trên thế giới và bạn bè quốc tế khi nghiên cứu về Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV, Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande cũng đã từng khẳng định rằng: Sự ổn định là một trong những yếu tố góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng.
Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đang diễn ra tại Hà Nội là nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới, xác định phương hướng cho 5 năm tới. Trong đó, mục tiêu cao nhất là thúc đẩy “dân giàu, nước mạnh, quốc gia phát triển ổn định và thịnh vượng”.
“Giá trị của niềm tin và sự ổn định: Động lực để Việt Nam phát triển thịnh vượng” là chủ đề chúng tôi bàn luận với khách mời Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội./.
Mời quý vị và các bạn cùng nghe: