Đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục dừng khai thác hải sản tầng đáy trong phạm vi 20 hải lý gần bờ đối với các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Theo đó, Tổng cục Thủy sản sẽ duy trì lệnh cấm này cho đến khi có công bố cuối cùng của Bộ Y tế về chất lượng hải sản tầng đáy trong phạm vi 20 hải lý gần bờ.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị người tiêu dùng không sử dụng các loại hải sản: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý ở vùng biển bị ảnh hưởng. (Ảnh: Dân Việt) |
Đây cũng là cách để phục hồi hệ sinh thái sau sự cố môi trường biển, gây ra bởi công ty Formosa, Hà Tĩnh vào năm 2016. Hải sản tầng đáy gồm các loại như: ghẹ, tôm, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc...
Ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác - Tổng cục Thủy sản cho biết, Bộ Y tế hiện đang tích cực lấy mẫu cá ở tầng đáy để đối chứng với các mẫu cá ở các vùng biển khác.
Nếu các chỉ tiêu tương đương nhau, có thể khẳng định rằng cá vùng này an toàn.
Tuy nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi của vùng biển này cần có sự đánh giá tiếp để xem xét hệ sinh thái này khôi phục như thế nào và khôi phục đến đâu sẽ có sự tính toán tiếp để bỏ tạm dừng khai thác cá đáy ở 4 tỉnh miền Trung./.
Danh sách những loại hải sản miền Trung chưa an toàn
Khuyến cáo về hải sản miền Trung: Những loại nào nên và chưa nên ăn?
Hải sản miền Trung bao giờ ăn được?