Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn phóng viên VOV online.

PV: Tại buổi họp báo về Đại hội Công đoàn, ông có cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơnsẽ tham gia Ban Chấp hành Tổng liên đoànLao động Việt NamkhóaXI. Đây là lần đầu tiên có đại diện của ngư dân tham gia vào Ban Chấp hành, ông có thể cho biết rõ hơn về điều này?

Ông Hoàng Ngọc Thanh: Nước ta là quốc gia ven biển, việc tập hợp ngư dân vào nghiệp đoàn lâu nay cũng đã có, nhưng dưới hình thức khác mà mọi người quen gọi là tổ đội, tổ hợp tác. Hoạt động của những tổ chức này còn lỏng lẻo, không được sự hỗ trợ thiết thực của cộng đồng cũng như các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.

thnanh.jpg
Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (ảnh: Minh Hòa)

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Qua việc ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, bị tàu nước ngoài uy hiếp, bị cướp, bị đánh đập, thậm chí bị phá hoại tài sản, chúng tôi thấy rất cần thiết phải tập hợp ngư dân lại trong một tổ chức để tăng thêm sức mạnh cho ngư dân, để họ vững tin ra khơi, bám biển.

Vừa qua, chúng tôi đã có Hội nghị sơ kết thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá và thấy mô hình này hoạt động rất hiệu quả. Bà con khi tham gia vào nghiệp đoàn rất phấn khởi bởi họ thấy rõ tác dụng thiết thực. Họ được cung cấp thông tin, được tuyên truyền về pháp luật, về đường lối chính sách, được thông báo ngư trường nào có nhiều cá… Cùng với đó, họ còn được hỗ trợ cả về thiết bị từ icom, thông báo các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trên biển…

Việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá là rất cần thiết, và cần phải phát triển mạnh mẽ, vững chắc mô hình nghiệp đoàn này. Mô hình nghiệp đoàn không chỉ được tổ chức công đoàn Trung ương đánh giá cao, mà ngay cả chính quyền địa phương của Quảng Ngãi, cũng như Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều rất quan tâm và đánh giá cao.

Vì vậy, việc Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá ở huyện đảo Lý Sơn tham gia Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc. Đây là đại diện cho bà con ngư dân nói lên tiếng nói của mình ở diễn đàn là Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; đồng thời hỗ trợ Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về kinh nghiệm để tiếp tục xây dựng tổ chức, nhân rộng các nghiệp đoàn nghề cá cơ sở. Đến nay, đã có 8 tỉnh phát triển nghiệp đoàn nghề cá. Tôi hy vọng với sự quan tâm của Tổng Liên đoàn, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cũng như các Bộ, ngành liên quan thì sắp tới đây, nghiệp đoàn nghề cá sẽ không ngừng phát triển.

PV:Với hoạt động của khá đặc trưng,nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá có khác gì so với công đoàn cấp cơ sở hay là cấp tỉnh, cấp huyện, thưa ông?

Ông Hoàng Ngọc Thanh: Nói chung, nghề cá là một loại mô hình của công đoàn cơ sở. Nhưng mà đối tượng ở đây khác với mô hình trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có người sử dụng lao động là ông chủ doanh nghiệp. Thành phần nào sẽ có đối tượng ấy, ví dụ như doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, thì ông chủ doanh nghiệp là người nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân là ông chủ doanh nghiệp tư nhân...

Còn ở nghiệp đoàn khác ở chỗ không có chủ doanh nghiệp. Nghiệp đoàn là nơi để mà ngư dân cùng vào, cùng chí hướng, chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức công đoàn cấp trên sẽ trực tiếp cùng với nghiệp đoàn chăm lo cho nghiệp đoàn viên và người lao động. Về mối quan hệ lao động, nó không có tính chất như ở trong doanh nghiệp. Đó là điểm khác căn bản. Nhưng mà mọi người vào là tự nguyện, cùng nhau như là hình thức đoàn kết để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng đây là có tổ chức, chứ không phải là tự phát.

Ngư dân và tàu thuyền sẽ được bảo hiểm

PV:Để trở thành đoàn viên công đoàn của nghiệp đoàn nghề cá thì cần đáp ứng những điều kiện gì,thưa ông?

Ông Hoàng Ngọc Thanh: Việc này không có vấn đề gì lớn về mặt thủ tục, nhưng trước hết nghiệp đoàn viên phải tôn trọng Điều lệ Công đoàn, tôn chỉ mục đích của nghiệp đoàn. Muốn trở thành đoàn viên của nghiệp đoàn, họ cần có đơn tự và có nghĩa vụ đóng góp đoàn phí với nghiệp đoàn.

Lần đầu tiên, vấn đề liên quan đến nội dung, mô hình tổ chức công đoàn nghiệp đoàn nghề cá sẽ được đề cập đến trong Điều lệ công đoàn Việt Nam lần này. Sắp tới, Đại hội sẽ thảo luận về nội dung này trong Điều lệ.

PV:Thưa ông, để thu hútngày càng nhiềuđoàn viên công đoàn nghiệp đoàn nghề cá,TổngLiên đoànLao động Việt Nam đãcó chỉ đạo như thế nàovề phương hướng hoạt độngcủa tổ chức này

?

Từ tháng 9/2011-6/2013, cả nước đã thành lập 36 nghiệp đoàn nghề cá tại 12 tỉnh, thành với gần 6.000 đoàn viên. 
Ông Hoàng Ngọc Thanh: Để phát triển nghiệp đoàn nghề cá, chúng tôi đã có nhiều hình thức khác nhau. Trước hết, tuyên truyền rộng rãi cho ngư dân và các nghiệp đoàn viên đã vào nghiệp đoàn thì tiếp tục hiểu được mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc tham gia tổ chức nghiệp đoàn. Khi họ vào được một tổ chức họ sẽ được chăm lo đầy đủ và tốt hơn. Ngư dân cũng nhận thức được rằng, nếu một mình đi biển họ sẽ rất khó khăn và bé nhỏ trước đại dương. Nhưng khi đi cùng một tập đoàn, nghiệp đoàn gồm 10- 20 tàu thì họ được hỗ trợ về mặt thông tin, có máy icom, được dự trữ về nhiên liệu và được hỗ trợ về nhiều mặt trong quá trình đi biển. Rõ ràng điều đó tốt hơn rất nhiều.

Cùng với việc tuyên truyền thì hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa” để hỗ trợ các cho ngư dân. Trước hết là hỗ trợ những ngư dân đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa khi có tàu, thuyền, ngư bị hư hỏng. Từ đó ngư dân thấy rất rõ, nếu họ không vào nghiệp đoàn, thì sẽ không có được những lợi ích đó.

Sắp tới đây, chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình này sang các địa bàn khác, ngoài địa bàn ở Quảng Ngãi và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

PV:Chương trìnhTấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa” vừa qua đã thực sự hỗ trợ thiết thực đối với ngư dân. Trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có dự định sẽ có giải pháp gì để tiếp tục hỗ trợ ngư dân hiệu quả hơn, thưa ông?

Ông Hoàng Ngọc Thanh: Trong thời gian vừa qua, có nhiều ý kiến đánh giá cao chương trình Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một quỹ thu hút được rất đông sự tham gia của đoàn viên, người lao động, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước, giúp hàng trăm trường hợp gia đình ngư dân gặp khó khăn khi hành nghề trên biển.  

Sắp tới đây, chúng tôi sẽ có giải pháp căn cơ và lâu dài hơn, đó là huy động nguồn lực để có thể bảo hiểm con tàu cho ngư dân, và bảo hiểm cho ngư dân. Như vậy ngư dân sẽ đảm bảo được quyền lợi một cách cơ bản hơn.

Ngoài ra, liên quan đến việc hư hỏng tàu thuyền, ngư cụ, chúng tôi sẽ hỗ trợ theo đúng thành phần, đúng tỷ lệ, và hỗ trợ trực tiếp. Đó là khi đưa vào sửa chữa và có giấy xác nhận thì chúng tôi sẽ xuống hỗ trợ trực tiếp, kịp thời.

PV: X
in cảm ơn ông./.