Trong các ngày 20 - 21/6 tại Hà Nội và 27 - 28/6 tại TP HCM, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) với sự tài trợ của Quỹ châu Á (TAF) và Văn phòng Quyền lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức triển lãm ảnh “Lao động xa nhà: Cuộc sống của tôi - Câu chuyện của tôi”. Trong ảnh: Chắc hôm nay 2 cô bán cá không bán được nhiều hàng nên chỉ chung nhau chiếc bánh mì, nhưng họ vẫn cười vui và cùng nhau chia sẻ niềm vui đó.

Hình ảnh đứa cháu nhỏ hơn năm tuổi giữ xe cho bà gom nhặt giấy bìa trong thùng rác khiến người xem thật sự không kiềm được cảm xúc.

Trong xu thế công nghiệp hóa, toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, số lượng người lao động di cư ngày càng tăng lên. Môi trường sống thay đổi khiến họ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và rủi ro trong cuộc sống. Trong ảnh: Một khoảnh khắc thật tình cờ và xúc động về tình cảm thiêng liêng của người mẹ tật nguyền với những đứa con thân yêu.

Qua thời gian 6 tháng tổ chức, cuộc thi đã thu hút nhiều người lao động tham gia với 540 bức ảnh dự thi. Nội dung các bức ảnh thể hiện cuộc sống muôn màu và những câu chuyện về người lao động xa nhà trên mọi miền đất nước. Triển lãm được tổ chức với mong muốn phản ánh cái nhìn nhiều về cuộc sống và những vấn đề của người lao động di cư.

Thông qua những bức ảnh và câu chuyện do chính người lao động gửi gắm, triển lãm sẽ góp phần kết nối người lao động di cư đến gần hơn với công chúng và các nhà hoạch định chính sách.

Triển lãm ảnh về cuộc sống của người lao động di cư được khai trương ngày 20/6 tại tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt – Hà Nội).

Bức ảnh của tác gia Du Thi Mo
Sau một tháng lao động vật vả, mệt nhọc và kết quả là đây!
Bức ảnh về "Hội thi kiến thức - tài năng người lao động" tìm hiểu về quyền phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội diễn ra tại khu công nghiệp Nam Sách, Hải Dương.
Phải mưu sinh kiếm sống từng ngày, người lao động không thể nào mang bế những đứa con nhỏ của họ trên tay mà làm việc.
Bức ảnh: Ngày nghỉ ở nhà trọ của tôi
Một máy rút tiền tự động ngày công nhân có lương
Công việc lao động nào cũng gian khổ. Cái khổ của người thợ hàn cắt là phải chịu đựng sức nóng. Sắt muốn thành thép thì phải qua lò luyện. Con người muốn trở nên rắn rỏi cần đổ mồ hôi.