vov_10_twjv.jpg
Sau buổi đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa vào ngày 7/3, ngư dân ở Sầm Sơn trở lại nhịp sống bình thường.

Hôm nay (8/3) biển động, thuyền thúng chủ yếu nằm bờ.

Lác đác trên biển chiếc thuyền cập bến.

Biển động, thuyền nằm bờ nhưng vẫn rất đông người dân Sầm Sơn ra bến. Họ nói mãi câu chuyện về buổi đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa ngày 7/3.

Ngư dân Sầm Sơn đâu muốn kéo nhau lên tỉnh để khiếu nại về quyền lợi. Chính quyền địa phương bảo họ phải giải phóng bến thuyền trong quý I một cách gấp gáp, họ xoay sở không kịp. Ngư dân chẳng được bàn, chẳng được thông báo về sự việc. Nếu như buổi đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy sớm hơn, câu chuyện sẽ không đến nỗi.

Dân Sầm Sơn ủng hộ quy hoạch du lịch biển, nhưng họ cũng muốn, chính mình cũng là trung tâm của quy hoạch đó. Vừa là để giữ nghề truyền thống, vừa là đảm bảo cuộc sống mưu sinh. Bến thuyền chuyển đi nơi khác vừa bất lợi về địa lý. Hơn nữa "đất có thổ công, sông có hà bá". Việc di chuyển bến thuyền sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn. Đấy là chưa kể  bến ở xa, việc trông ngư cụ gặp nhiều khó khăn

Người dân Sầm Sơn muốn giữ lại cho mình 1.500m trong tổng thể quy hoạch du lịch biển. Ngư dân Sầm Sơn hiến kế: Chính ở đây họ sẽ hình thành một làng chài, thuyền cũng được đánh số, treo cờ.... Chính họ sẽ làm đẹp cho hình ảnh du lịch ở Sầm Sơn.

Đi biển với một số ngư dân ở Sầm Sơn là lẽ sống. Có người có đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ để kinh doanh nhưng họ không làm, họ nhớ biển, thèm được ra biển.

Chuyển đổi nghề nhiều ngư dân bảo, đã hơn 40-50 tuổi đời họ làm sao mà làm lại được từ đầu. Còn đi biển bằng tàu lớn, họ khẳng định nhiều người đã không thành công. Cái mong ước nho nhỏ của ngư dân Sầm Sơn là hàng ngày vẫn đi thuyền thúng ra biển. Thuyền nhỏ nhưng đủ để họ đảm bảo cuộc sống của gia đình.