Nhận diện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường
Hàn Quốc đã có một thời kỳ lâu dài đối mặt với ô nhiễm môi trường. Do nguồn tài nguyên hạn chế, lại quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối đa trong thời gian tối thiểu, kết quả là tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ ở đã dẫn đến huỷ hoại môi trường. Những khu công nghiệp sản xuất tập trung thải ra quá mức chất gây ô nhiễm. Mật độ dân cư gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm rác thải. Quá trình độ thị hóa thu hẹp đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Bên cạnh đó là nạn phá rừng. Các trang trại ở nông thôn sử dụng tràn lan phân bón và thuốc trừ sâu, đã phá huỷ hệ sinh thái, đặc biệt là suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước. Khoảng những năm 1990, các nhà sản xuất sử dụng những phương tiện lạc hậu (do không đủ khả năng tài chính hoặc không muốn đổi mới hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất). Đây là một trong những thủ phạm chính làm cho vấn đề môi trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều sự cố về môi trường xảy ra, được phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiến mọi người dân nhận thức được mức độ gay gắt, nghiêm trọng của việc chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của chính mình.
Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề sống còn. Quan niệm và cách nhìn truyền thống từ thực tế “tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường” cần phải được thay đổi. Hàn Quốc xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh theo đuổi các mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế bền vững về môi trường”, “Tăng trưởng kinh tế cùng với sự quan tâm đến các khía cạnh môi trường”, “Tách biệt hoàn toàn khái niệm tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường”, “Thông qua các công nghệ xanh và năng lượng sạch, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak đã tuyên bố “Hàn Quốc sẽ là một nước đi tiên phong trong việc giải quyết biến đổi khí hậu và công bố kế hoạch giảm khí thải nhà kính vào năm 2020".
Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Lộ trình thực hiện Tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc được đánh dấu bởi tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc tháng 8 năm 2008: “Các bon thấp, tăng trưởng xanh” là mẫu hình quốc gia mới cho tăng trưởng. Ngay sau đó Hàn Quốc xem xét việc sáp nhập Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu với Ủy ban về năng lượng quốc gia và thành lập Hội đồng Tổng thống về phát triển bền vững. Ủy ban gồm 34 thành viên được Tổng thống đề cử và 14 ủy viên được cử theo luật; chịu trách nhiệm về theo 3 tiểu ban: Tiểu ban về tăng trưởng xanh và công nghiệp, Tiểu ban về biến đổi khí hậu và năng lượng, Tiểu ban về phát triển bền vững và đời sống xanh. Giúp việc cho Ủy ban có Ban thư ký hỗn hợp gồm các chuyên viên cao cấp, các chuyên gia các nhóm điều phối và hoạch định chính sách về tăng trưởng xanh… Ủy ban này đã họp, thảo ra luật khung về carbon thấp, Tăng trưởng xanh, các chiến lược quốc gia về truyền thông và thông tin xanh được công bố.
Đến tháng 7/2009, Kế hoạch quốc gia 5 năm về tăng trưởng xanh được hoàn thiện. Quốc hội nước này thông qua mục tiêu Giảm thiểu khí thải nhà kính. Cuối năm 2009, Hàn Quốc ban hành Luật khung về các-bon thấp, Tăng trưởng xanh.
Năm 2011, Hàn Quốc ra ban hành Hướng dẫn về hệ thống quản lý mục tiêu năng lượng, khí nhà kính; đưa vào hoạt động cổng thông tin về tài chính xanh và thành lập Ủy ban đặc biệt về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh. Sang năm 2012, Hội đồng về cuộc sống xanh được thành lập và hoạt động. Mới đây, Hàn Quốc công bố Nghị định của Tổng thống về Kế hoạch buôn bán hạn ngạch carbon phát thải.
Hàn Quốc đã ban hành kế hoạch tổng thể được hỗ trợ bởi cam kết mạnh mẽ của Chính phủ để hiện thực tăng trưởng xanh. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được đặt ra cho giai đoạn 2009-2050; và cụ thể hóa theo kế hoạch 5 năm của quốc gia, kế hoạch hành động của các bộ, ngành, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Mỗi năm Hàn Quốc dành 2% GDP cho lĩnh vực tăng trưởng xanh (gấp đôi mức khuyến nghị của Liên hiệp quốc).
Kế hoạch này gồm có 3 mục tiêu và 10 định hướng chính sách. Mục tiêu thứ nhất là giảm nhẹ ảnh hưởng của
Với những chính sách cụ thể và sự tuyên truyền tích cực, Hàn Quốc đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân vào chiến lược tăng trưởng xanh. Nhiều dự án môi trường xanh đã được triển khai nhân rộng. Số lượng gia đình tham gia vào hệ thống giảm thiểu khí thải carbon đạt 2 triệu vào tháng 2/2011. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, số lượng dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp xanh được hiện thực hóa đã tăng hơn 40% kể từ năm 2009.
Hồi đầu tháng 11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký biên bản thoả thuận thực hiện dự án Hỗ trợ thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Theo đó, KOICA sẽ hỗ trợ Việt Nam 2 triệu USD để thực hiện dự án trong khoảng thời gian 2 năm (2013-2014). Các kinh nghiệm quý báu từ Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam đưa ra các lộ trình cụ thể nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt ngày 15/9/2012.
“… Tôi muốn hướng “Các bon thấp, Tăng trưởng xanh” như là trọng tâm của tầm nhìn mới của Hàn Quốc. Tăng trưởng xanh là tăng trưởng bền vững mà giúp giảm phát thải khí nhà kính và phòng ngừa suy thoái môi trường. Điều này cũng là thể chế phát triển quốc gia mới có thể tạo ra động lực tăng trưởng mới và tạo việc làm thông qua công nghệ xanh và năng lượng sạch.
Công nghệ xanh kết hợp giữa công nghệ truyền thông và thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ na-nô và công nghệ nuôi cấy mô cũng như các công nghệ tiên tiến nằm giữa các công nghệ riêng biệt nhằm tạo ra ảnh hưởng hội tụ.
Công nghệ xanh sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm và trở thành động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Tăng trưởng xanh sẽ mang đến một kỳ tích khác về bán đảo Triều Tiên để tiếp nối “Kỳ tích sông Hàn”… ”
(Trích phát biểu của Tổng thống Lee Myung-bak tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 60 quốc khánh Hàn Quốc 15/8/2008)