Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, thông tin về xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố,  Sở Xây dựng cho biết Sở đã ban hành 56 văn bản hướng dẫn thực hiện cấp phép xây dựng. Sở Xây dựng đã cấp 19 giấy phép xây dựng;  UBND quận, huyện cấp 5.138 giấy phép xây dựng;  UBND xã cấp 494 giấy phép xây dựng.

xay_dung_jbwt.jpg

Chánh thanh tra Sở Xây dựng Phan Văn Bảo cũng cho biết, các Đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã phối hợp với UBND các cấp kiểm tra 7.653 công trình, đã xử lý 1.162 trường hợp. Trong đó có 642 trường hợp xây dựng không phép, 174 trường hợp xây dựng sai phép và 34 trường hợp vi phạm khác. Đáng chú ý vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp công trình xây dựng không phép xây dựng.

Các công trình xây dựng các công trình xây dựng không phép tập trung chủ yếu tại các địa bàn ngoại thành như: Chương Mỹ, Gia Lâm, Mê Linh, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thanh Trì…

Ông Bảo cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do hầu hết địa bàn ngoại thành chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết, UBND huyện chưa ban hành quy định cụ thể về quản lý cấp phép xây dựng trên các địa bàn dân cư nên việc cấp phép khó khăn. Mặt khác nhiều người dân khu vực nông thôn chưa nhận thức đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý xây dựng đô thị dẫn đến khi xây dựng vẫn theo thói quen tự phát. Đây là một tại lớn của công tác quản lý cấp phép xây dựng”.

Ngoài ra, số công trình xây dựng sai nội dung giấy phép chiếm tỷ lệ cao, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành như: Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Đình. Theo ông Bảo, nguyên nhân là do khi cấp phép xây dựng các công trình phải đảm bảo khoảng lùi, mật độ xây dựng, chiều cao tối đa theo giấy phép. Ở nội thành mật độ dân cư cao cùng với giá trị nhà đất lớn, do đó các chủ đầu tư cố tình xây dựng tối đa diện tích vượt mật độ, số tầng để thu lợi ích kinh tế.

Nghiêm trọng hơn có những công trình vi phạm nghiêm trọng trên đất nông nghiệp như tại khu vực Gốc Đa- Cây Ổi, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Đôi trật tự xây dựng quận Hoàng Mai đã lập biên bản 46 hạng mục công trình vi phạm, đề xuất và chuyển hồ sơ vi phạm tới UBND phường Đại Kim, sau đó phường Đại Kim đã ban hành quyết định đình chỉ và ban hành 7 quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng nhưng chưa thực hiện được do đối tượng vi phạm huy động thương binh chống đối quyết liệt, lực lượng công an không đảm bảo an toàn nếu thực hiện cưỡng chế.

Ông Nguyễn Bắc Hà, Phó Thanh tra Sở Xây dựng cho biết,  nguyên nhân do quản lý đất đai ở địa phương không chặt chẽ dẫn đến vi phạm. Diện tích đất khu vực Gốc Đa- Cây Ổi  trước đó được giao cho xã viên Hợp tác xã nông nghiệp. HTX ký hợp đồng cho công ty 27/7 thuê lại kinh doanh dịch vụ. Do đối tượng thương binh chống đối quyết liệt nên chính quyền phường Đại Kim không thể cưỡng chế được và công an phường Đại Kim cũng đã báo cáo quận Hoàng Mai không đảm bảo an ninh trong quá trình cưỡng chế. Quận Hoàng Mai đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội và đến nay Thành phố đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành và thanh tra liên ngành đang làm việc với quận Hoàng Mai để giải quyết vụ việc vi phạm này./.