Tình trạng trông xe “chặt chém” ở Hà Nội không giảm mà càng bùng phát, công khai gây bức xúc cho người dân.
Ghi nhận của phóng viên VOV.VN tại điểm trông giữ xe khu vực trước cổng Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội, số 86 Lý Thường Kiệt, bãi giữ xe này được kẻ vạch nửa vỉa hè đường Lý Thường Kiệt để trông xe máy và kẻ vạch phía dưới một bên lòng đường để trông giữ ô tô. Theo tên đơn vị trông giữ là Công ty cổ phần 901, giá in trên vé đối với xe máy là 3.000 đồng/xe.
Tuy trên vé ghi như vậy, nhưng khi trả vé, trả tiền, nhân viên ở đây lạnh lùng thu 5.000 đồng. Hỏi là tại lại thu như vậy thì nhân viên bảo “thích thì gửi, không thì đi chỗ khác”.
Đoạn đường này mật độ xe cộ đông, hai bên lòng đường xe ô tô đỗ, đậu la liệt khiến nó luôn lộn xộn, ùn tắc giao thông mỗi khi xe ra vào điểm đỗ. |
Theo quan sát, điểm trông giữ xe này gần nhiều cơ quan, nhất là bệnh viện công an thành phố, Phòng SCGT, một số ngân hàng…nên luôn trong tình trạng rất đông, “cung luôn không đủ cầu”.
Nhiều người tỏ ra bức xúc trước kiểu thu “chặt chém” này nhưng không có cách nào khác đành phải gửi vào làm việc cho xong. Anh Nguyễn Toàn Thư, ở Định Công, Hoàng Mai, hà Nội bức xúc cho biết: “Vé ghi có 3.000 đồng nhưng lần nào lên đây cũng bị thu 5.000 đồng, vài ba nghìn không đáng kể, nhưng rất khó chịu. Hơn nữa một ngày có đến vài trăm xe gửi thì số tiền chênh lệch cũng rất đáng kể”.
Có biển báo quy định rõ ràng nhưng nhân viên trông giữ xe ở Vườn thú hà Nội vẫn "vô tư chặt chém" thượng đế. |
Đặc biệt, tại điểm này, đa số khách gửi xe ô tô làm thủ tục đăng ký, sang tên xe ô tô, vào ra liên tục. Tuy vậy, xe ô tô đến được nhân viên hướng dẫn đỗ xe vào bãi dưới lòng đường, không phát vé, tiền thu cũng không theo quy định.
Chị Quỳnh Hoa ở Minh Khai, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đến làm thủ tục đăng ký xe cho biết, tôi đỗ xe ở đây để vào Phòng CSGT một lát, ra nhân viên thu 50.000 đồng, nhưng cũng không có vé xe. “Bình thường các nơi khác thu chỉ có 30.000 đồng, ở đây thu cao gần gấp đôi. Tôi thấy việc làm này không được, dân mất tiền mà nhà nước thì thất thu thuế. Trong khi đó lòng, lề đường bị chiếm để tổ chức hay cá nhân thu tiền như vậy là không được…”.
Vé xe in giá 3.000 đồng nhưng khách đều phải móc túi 5.000 đồng để trả |
Tương tự, tại điểm trông giữ xe trước cổng vào công viên Thủ Lệ của Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội, mặc dù có biển quy định trông giữ xe đạp, xe máy treo phía trước cẩn thận, rõ ràng. Giá xe đạp là 2.000 đồng, xe máy là 3.000 đồng/lượt, nhưng khi trả vé vẫn bị thu đủ 5.000 đồng.
Tại các điểm trông giữ xe trước cổng chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh…, tại đây các xe máy vào đi lễ đều phải gửi xe với giá 10.000 đồng/xe, cao gấp hơn 3 lần giá vé theo quy định của TP. Hà Nội.
Vé không ghi ngày tháng. |
Đặc biệt dịp lễ, tết, cuối tuần, tại các tuyến phố đi bộ có nhiều điểm trông xe ảo đã “chém” đẹp người dân gấp 10 lần so với giá quy định của TP. Hà Nội.
Tình trạng người dân gửi xe máy tại một số điểm trông xe ở Hà Nội bị “chặt chém” không còn là lạ. Việc “móc túi” khách đã đến mức báo động khi hàng loạt điểm trông xe đều chung tình trạng như vậy.
Đặc biệt, các điểm này không phải tự phát, không phải “bãi lậu” do người dân lập ra nhưng tất cả đang tha hồ “chặt chém”, móc túi người dân. Nếu thử làm thống kê một ngày tại các bãi trông xe trên toàn Hà Nội, số tiền này đang chảy về đâu, trong khi nhà nước không thu được thuế.
Hội sách Hà Nội: Giá sách bằng giá… vé gửi xe
Sau phát biểu của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung về việc “180 quán bia thì có hơn 100 quán có bóng dáng công an đứng sau” đã làm dậy sóng dư luận. Người dân đang mong chờ đã có sự “điểm mặt, chỉ tên” rõ ràng rồi, thì các cơ quan chức năng của Hà Nội sẽ làm như thế nào?/.