Bà Nichapa Yoswee, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex–một trong những nhà tổ chức triển lãm và hội thảo hàng đầu ở Thái Lan và Đông Nam Á cho biết: vấn đề an toàn lao động là một thách thức mang tính toàn cầu và là mối quan tâm chính của các cá nhân và tổ chức.

Thái Lan đang có nhu cầu gia tăng về các thiết bị bảo hộ, an toàn lao động và các công nghệ mới trong lĩnh vực này. Điều này đã cung cấp cơ hôi lớn cho các nhà chế tạo thiết bị an toàn và bảo hộ lao động quốc tế.

Sự ra mắt của Safety and Protection Asia, là một điểm nhấn đặc biệt của Vietnam Manufacturing Expo 2010, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu về an toàn và bảo hộ lao động của Việt Nam thông qua việc đưa các nhà trưng bày chính trong nước và quốc tế đến giới thiệu các công nghệ và cải tiến mới nhất của các thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo hộ và an toàn lao động

 Triển lãm có sự tham gia của  các nhà chế tạo, nhà lắp đặt hệ thống và người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ an toàn lao động từ khắp thế giới đến cùng nhau học hỏi, đánh giá cũng như tìm kiếm cơ hội trong môi trường có giá trị sản xuất cao. Kết quả là sự đẩu tư cùng với nhiều sản phẩm mới, đào tạo mang tính quốc tế và nhiều cơ hội mạng lưới hơn.

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCEIF) đưa ra dự đoán, giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam có thể tăng 13,5 –13,8% trong quý 1/2010 so với năm ngoái.  

Trong khi đó, theo thống kê của Tổ chức Thương mại nước ngoài Nhật Bản (Jetro), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trong số các quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng sản xuất, vươn lên từ trong vị trí thứ 6 trong năm 2009. Đặc biệt, là một trong những thị trường tiềm năng nhất ở ASEAN, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử trong năm 2010 giá trị sản xuất đạt 6 tỷ USD và doanh số xuất khẩu đạt 5 tỷ USD. Đến năm 2020, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy, đây là thời điểm dành cho các doanh nghiệp để xem xét và có được các đơn đặt hàng và vấn đề nâng cao chất lượng cần phải được quan tâm hàng đầu. Như vậy, các cải tiến và công nghệ chế tạo hiện đại thực sự là rất cần thiết. Triển lãm “Vietnam Manufacturing Expo 2010” - triển lãm quốc tế về công nghệ và máy móc phục vụ trong lĩnh vực chế tạo công nghiệp lần thứ 4 và “NEPCON Vietnam 2010 -Hội thảo và triển lãm thương mại về công nghệ chế tạo điện tử quốc tế lần thứ 3, đã hoàn tất công tác chuẩn bị. Triển lãm diễn ra từ ngày 20-22/5/2010 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam.

manu.jpg
Hơn450 thương hiệu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự triển lãm đã sẵn sàng để cho ra mắt các sáng kiến, giải pháp và dịch vụ tối ưu nhất. Song song với triển lãm là 20 phiên hội thảo chuyên ngành sẽ cung cấp thêm các kinh nghiệm cho các khách thăm quan. Ngoài ra, các mạng lưới kinh doanh cũng sẽ được hình thành trong suốt những ngày diễn ra triển lãm và còn nhiều cơ hội kinh doanh khác. “Vietnam Manufacturing Expo 2010” hợp nhất 4 triển lãm quốc tế về thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực chế tạo công nghiệp, bao gồm “InterPlas Vietnam 2010,” “InterMold Vietnam 2010,” “Automotive Manufacturing Vietnam 2010,” và “Automation Vietnam 2010”. Bốn triển lãm này mang tới các cơ hội kinh doanh nơi mà các nhà cung cấp thiết bị và máy móc có thể tự do kết nối với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực “chế tạo nhựa và chất dẻo”, “chế tạo khuôn mẫu”, “chế tạo phụ tùng ô tô” và “công nghệ chế tạo tự động”.

“Đây là cơ hội quan trọng mà các nhà công nghiệp, nhà chế tạo và các doanh nghiệp ở Việt Nam không nên bỏ lỡ. Ngoài các kinh nghiệm chuyên môn mà khách thăm quan triển lãm có được từ các sản phẩm trưng bày họ còn được lợi từ các kiến thức mới cũng như các cơ hội mạng lưới từ chuỗi hoạt động diễn ra trong triển lãm như: “20 phiên hội thảo trình bày về công nghệ”, “Khám phá thế giới của các công nghệ cao tại Khu vực HI-TECH”, bảo dưỡng khuôn mẫu dành cho các nhà chế tạo khuôn mẫu Việt Nam thực hiện bởi Hiệp hội công nghiệp khuôn mẫu Thái Lan”- bà Nichapa Yoswee khẳng định./.