Bài 4: Tự chủ Đại học: Học "người" cách tự chủ, nhưng không "bê" nguyên
Bài 5: Tự chủ Đại học: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục
Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?
Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý
Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời
Một trong những điểm mới của Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017 là các trường được tự chủ toàn diện về nhiều mặt: tuyển sinh, tài chính, nhân sự... Đặc biệt là các trường có thể được quyết định mức thu học phí nhưng phải công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh.
Khi được tự chủ một cách toàn diện, các trường ĐH công lập muốn duy trì hoạt động và phát triển thì phải tăng học phí. Tuy nhiên, không phải là trường ĐH nào cũng dễ dàng quyết định mức thu học phí mới. Vấn đề mà nhiều trường lo ngại nhất là khi giao cho các trường ĐH tự chủ tài chính và tự quyết về mức học phí thì sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khó có thể chi trả được trong suốt thời gian học cũng như các trường khó đảm bảo quyền lợi cho những sinh viên gia đình chính sách, nghèo học giỏi.
Cần có tiêu chí, lộ trình cụ thể cho việc tăng học phí
Trước những khó khăn trong việc quyết định mức thu học phí khi các trường ĐH được và phải tự chủ toàn diện, nhiều độc giả đã đóng góp ý kiến về vấn đề này.
Độc giả có tên hoang lan nêu ý kiến: Mức thu học phí của các trường dựa vào tiêu chí nào? Chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên hay cơ sở trường học.
Trong khi đó, bạn Hồng Quế cho rằng, các trường ĐH, CĐ khó quyết được mức thu học phí là đúng. Bởi học phí phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh và tình hình thực tế đời sống của gia đình sinh viên. Việc tăng học phí nên được trưng cầu rộng rãi, lấy ý kiến của toàn xã hội, công khai mức thu để xã hội biết và giám sát.
Độc giảNguyễn Thanh Tú:Mức học phí cho các trường ĐH nên được thực hiện theo từng giai đoạn, trước khi áp dụng nên trưng cầu ý kiến xã hội và có cuộc khảo sát kỹ lưỡng.
Đồng ý với quan điểm trên, bạnminh chaucho rằng, nếu tự chủ đại học mà quy định trần mức thu học phí thì cũng khó cho các trường hoạt động. Nên có lộ trình tăng dần học phí.
Bạn bui minh anhchorằng, mức tăng học phí nên căn cứ vào điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Độc giảhoàng ngângóp ý kiến:Hiện nay, giá cả sinh hoạt đều tăng, cuộc sống của nhân dân còn khó khăn. Nếu tăng học phí thì phải tính đến việc đảm bảo quyền lợi cho sinh viên nghèo.
Độc giả Trần Minh Cảnhkiến nghị: Nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới, học phí của các trường ĐH công lập Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Dẫu biết mọi sự so sánh là mang tính tương đối nhưng nếu nói học phí ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với trong khu vực và thế giới thì cần suy nghĩ về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang nằm ở đâu trên thế giới.
Phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên gia đình chính sách, nghèo học giỏi
Nếu các trường ĐH công lập được và sẽ phải tự chủ một cách toàn diện. Lúc đó, học phí của các trường sẽ tăng hơn nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên, khi tăng học phí, các cơ quan ban, ngành và Bộ GD-ĐT cần cân nhắc kỹ tới việc đảm bảo chế độ, quyền lợi cho sinh viên học giỏi có gia đình khó khăn, con em gia đình chính sách.
Độc giả nguyen minh trang cho rằng, sắp tới, Nhà nước sẽ hạn chế bao cấp đối với các trường ĐH công lập. Để cho các trường tự chủ toàn diện chắc chắn học phí sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay. Thế nhưng, Chính phủ cần cân nhắc tới mức sống của người dân ở các nơi khác nhau để đưa ra mức thu học phí cụ thể. Đặc biệt là nhất định phải đảm bảo quyền lợi cho con em gia đình chính sách, học sinh nghèo học giỏi.
Đồng ý với quan điểm trên, bạnTuấn Hưngbày tỏ:Tự chủ ĐH là xu thế phát triển tất yếu, để các trường hoạt động hiệu quả hơn và giảm ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tự chủ phải nghĩ đến kinh tế của Việt Nam, của người dân từng địa phương. Nhất thiết phải đảm bảo chính sách cho con em gia đình khó khăn.
Để hỗ trợ sinh viên nghèo có thể trang trải học tập, bạn Trịnh Thu Ngân góp ý:Chính phủ ở các nước đều tạo điều kiện tối đa cho sinh viên vay vốn để trang trải học tập. Còn ở Việt Nam ta, Chính phủ có cho vay như vậy không? Đó là điều khó khăn nhất, bởi ngân sách Nhà nước hàng năm đều phình ra vì các khoản cho vay, trợ cấp. Nếu cho sinh viên vay như ở Mỹ hay những nước có kinh tế phát triển thì liệu Chính phủ có thu hồi được vốn về trong thời gian sinh ra trường không? Đây là vấn đề cần phải bàn kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, độc giảánh nguyệt lại nêu quan điểm: Giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường ĐH công lập phải bảo vệ quyền lợi của sinh viên. Chính phủ nên mở rộng các khoản cho sinh viên vay nếu thu học phí cao./.