Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEFF) 100 trẻ em tử vong mỗi ngày vì các nguyên nhân có thể phòng tránh được; 2 triệu trẻ em phải chịu những tổn thương về thể chất và não do suy dinh dưỡng gây ra; 3 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch; 1,75 triệu trẻ em phải lao động và gần 70% trẻ Việt Nam đã từng trải nghiệm hình thức kỉ luật bạo lực có ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ.
UNICEF tin rằng với sự nỗ lực chung cả cộng đồng sẽ có thể đưa con số này xuống số 0. Đây cũng là mục đích của Tọa đàm ZEZOtalks với nội dung các doanh nghiệp liên kết hỗ trợ quyền trẻ em và nguyên tắc kinh doanh ở Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (27/11). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến ý nghĩa của buổi tọa đàm. Đây là hoạt động được Liên Hợp Quốc khởi xướng trên toàn cầu và tại Việt Nam, vấn đề này được UNICEFF và các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm.
Phó Thủ tướng cho biết: Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em là Công ước được nhiều quốc gia trên thế giới phê chuẩn nhiều nhất trong các Công ước. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Cùng với việc phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, các chính sách của Chính phủ đều nhằm cho lo cho trẻ em. Nhờ vậy mà Việt Nam đã hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ trước so với nhiều nước đang phát triển, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến trẻ em. Song, Việt Nam vẫn là nước nghèo, còn nhiều trẻ em chưa có đầy đủ các điều kiện như ở các nước phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Trong những năm đổi mới của Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đã đạt được những thành tích toàn diện về nhiều mặt và luôn dành nhiều quan tâm, ưu tiên cho người nghèo, trong đó có trẻ em. Song để trẻ em Việt Nam được phát huy khả năng, trí tuệ và được thực hiện đầy đủ các quyền, rất cần sự phát huy vai trò hơn nữa của cộng đồng doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Với gần nửa triệu doanh nghiệp hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp luôn giữ vai trò không thể thiếu, một động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trẻ em. Tinh thần của doanh nghiệp luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, bằng bản lĩnh và trí tuệ, biến thách thức thành cơ hội cho mình và cho mọi người. Không chỉ tạo của cải vật chất, phồn vinh cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng. Các doanh nghiệp đã đóng góp không chỉ bằng Quỹ từ thiện hay bằng những hoạt động trực tiếp trợ giúp trẻ em. Nhưng hiện nay chúng tôi muốn một bước xa hơn, trong tinh thần doanh nghiệp và nguyên tắc kinh doanh của các bạn đã làm, đã chú ý đến trẻ em thì nay phải thành việc thường xuyên, thường trực trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta phấn đấu để làm cho thế giới này thực sự phù hợp, thân thiện với trẻ em và tất cả vì trẻ em”.
Sự kiện ZEZOtalks Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu và đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam. Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh xác định những hành động mà tất cả các doanh nghiệp cần làm nhằm tôn trọng quyền trẻ em – đó là ngăn chặn và giải quyết tất cả các tác động tiêu cực đến quyền con người của trẻ em cũng như những biện pháp mà các doanh nghiệp khuyến khích áp dụng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quyền trẻ em.
Tại buổi tọa đàm, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) giới thiệu 10 nguyên tắc hướng dẫn các doanh nghiệp về các hành động về các hành động mà họ có thể làm tại nơi làm việc, thương trường và cộng đồng để thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ đối với quyền trẻ em. Các nguyên tắc hướng dẫn doanh nghiệp tôn trọng và hỗ trợ quyền trẻ em thông qua việc lồng ghép vào các chiến lược và hoạt động kinh
Tại buổi tọa đàm đã diễn ra Lễ kỹ kết của đại diện các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện cam kết tham gia Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh. Đây là hoạt động nhằm góp phần trong hành động chung các các đối tác vì sự bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam, góp phần đưa số trẻ em không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng và phát triển xuống còn số 0./.