Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 yêu cầu rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2021. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước; quyết liệt thực hiện tiết kiệm, cắt giảm tối đa chi thường xuyên và chi đầu tư không hiệu quả; chủ động phương án huy động nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, nền kinh tế, khắc phục hậu quả, cứu trợ thiên tai, bão lũ.
Rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2021. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008, trình Chính phủ xem xét, quyết định.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống.Điều hành tín dụng phù hợp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện để hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.Nghiên cứu việc xây dựng, triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn dành cho các ngành, lĩnh vực, dự án, doanh nghiệp có khả năng tạo đột phá và sức lan tỏa lớn về tăng trưởng.Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, duy trì và phục hồi đơn hàng cho cuối năm 2021 và năm 2022; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn như Bắc Mỹ, EU, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nhất là phục vụ thời điểm dịp cuối năm.Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến mại, hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa trong dịp cuối năm 2021, đầu năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.Chủ động phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hướng dẫn các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới để doanh nghiệp yên tâm, chủ động phương án ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh./.